Thanh mai có xuất xứ từ đâu và có tác dụng như thế nào?

Nguồn gốc cây Thanh Mai:

Quả thanh mai là loại quả hoa quả giải nhiệt mùa hèVậy thực sự thanh mai có xuất xứ từ đâu và có tác dụng như thế nào?

Thanh mai có tên tiếng anh là Himalayan BayBerry có lẽ một phần do xuất xứ từ vùng núi Himalaya này.

Do quá trình phát tán tự nhiên, nó cũng được tìm thấy ở nhiều vùng núi thuộc các nước lân cận như Trung Quốc và Việt Nam và được gọi là Chinese Bayberry

Tại Trung Quốc, nó được gọi là yangmei (yangmei, hoặc dương mai) hay còn gọi là thanh mai đỏ.

Ở nước ta, loại quả thanh mai đang bày bán chính là loại dương mai (thanh mai đỏ), Ngoài ra nó còn được gọi là dâu rượu. 

Nguồn gốc cây thanh mai: Thanh mai là một trong những loại cây mọc hoang tại nhiều tỉnh phía bắc của nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế nhưng duy chỉ có vùng Quảng Bình nhân dân khai thác để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

nguon-goc-cay-thanh-mai
Ở nước ta, thanh mai xuất phát từ tỉnh Quảng Bình

Đặc điểm của thanh mai

Mùa hoa Thanh Mai từ tháng 10-11, mùa quả từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau (tính theo âm lịch)

Vào mùa quả chín( từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch) ở Quảng Bình, nhân dân thường thu hái và phơi khô. Quả thanh mai chín có thể dùng để ngâm rượu hoặc chế thành mứt để giải khát, tẩm bổ cơ thể, cải thiện sắc tố da rất hiệu quả

Chưa có tài liệu nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong Thanh Mai. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quả xanh có axit hữu cơ, tanin, vitamin C, quả chín chứa đường, sắc tố anthocyan. Loại quả này chứa 7-10% đường, 0,5-1% axit hữu cơ và rất ít myricetin. Lá chứa 0,02-0,03% tinh dầu, tanin và taraxerol

qua-thanh-mai
Quả thanh mai chứa nhiều thành phần dinh dưỡng

Tác dụng của quả thanh mai

Giá trị y dược học

Quả thanh mai có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: tốt cho máu và não, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường, tốt cho mắt và da, thanh mai chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng là đẹp và chống lão hóa rất tốt.

Những tài liệu cho biết, thanh mai (giang mai) có vị chua, ngọt, tính bình. Nên nó có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt. Trong y học, người ta thường dùng quả thanh mai để chữa rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy và lỵ.

Trong ngành dược – Thanh mai được dùng như một loại thuốc chữa bệnh

Vỏ và quả của thanh mai được chế xuất làm thành thuốc giúp kiểm soát các xung chức năng của hệ thần kinh và dịch cơ thể

Cụ thể, các hợp chất có trong thanh mai có tính dễ tiêu giúp kích thích hệ thống thần kinh và cải thiện hoạt động đường tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, nó giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm phù nề ở các bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp đào thải bớt các chất nhờn được tích lũy quá mức trong đường hô hấp (nhất là khi hen suyễn)

Quả thanh mai chứa các hoạt chất kích thích tình dục giúp kích thích ham muốn tình dục và làm tăng cơ hội có thai cho các gặp vợ chồng hiếm muộn và khó có con. Đồng thời nó cũng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về da.

Hạt thanh mai được sử dụng chữa chứng bệnh ra mồ hôi chân; Vỏ thân và vỏ rễ đun sắc uống có tác dụng trị đụng giập, loét, các bệnh về da và ngộ độc arsenic.

Quả thanh mai dùng để giải nhiệt mùa hè và có lợi cho hệ tiêu hóa, quả thanh mai tốt cho máu, tăng lượng máu lưu thông tới não và mắt, tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa cho các chị em

Bài thuốc chữa đau bụng, lỵ: Ngày dùng 8 – 12gr vỏ khô sắc với nước uống trong ngày. Để chữa lở ngứa thì bạn dùng vỏ thân hay vỏ rễ sắc nước rửa nơi lở ngứa cũng rất hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan: Cách Làm Siro Chanh Dây – Giải Nhiệt Mùa Hè

Xem thêm bài viết liên quan: 9 lợi ích cho sức khỏe từ chanh leo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *