Nếu ai chưa biết tác dụng của mộc nhĩ đen như thế nào thì hãy xem bài viết này nhé.

Theo y học nghiên cứu và tìm hiểu thì mộc nhĩ đen rất tốt cho sức khỏe, có nhiều tác dụng cho việc điều trị chứng bệnh xuất huyết, bồi bổ cơ thể, dưỡng âm chỉ huyết. Tuy nhiên mộc nhĩ đen không nên ăn sống mà tốt nhất là phải nấu chín nhừ rồi mới sử dụng. Tác dụng của mộc nhĩ đen tuyệt vời như thế nào?

Mộc nhĩ đen chỉ mọc được trên những loại gỗ đã bị mục rữa hay trên những loại cây thân mềm lành tính, không chứa độc tố và tinh dầu. Có hai loại mộc nhĩ đen đó là mộc nhĩ thu hoạch tự nhiên và mộc nhĩ nuôi trồng. Người ta cũng trồng mộc nhĩ đen trong các bịch nấm chứa các loại gỗ mục hay mùn cưa trong điều kiện thoáng mát. Đến mùa thu hoạch sẽ cho ra sản lượng lớn và đảm bảo được nguồn kinh tế cho người nuôi. Sau khi thu hoạch nếu chưa tiêu thụ ngay thì có thể đem phơi khô để có thể bảo quản được lâu.

Mộc nhĩ đen cũng được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới vì chúng rất tốt cho sức khỏe và có thể phát triển ở mọi loại điều kiện thời tiết khác nhau.

Tại Việt Nam thì mộc nhĩ đen chủ yếu dùng làm đồ ăn, ngoài ra còn được kết hợp làm một số phương thuốc chữa bệnh khác.

Tìm hiểu về thành phần hóa học của mộc nhĩ đen:

Bạn có thể tìm thấy vô vàn dinh dưỡng trong 100 gram mộc nhĩ đen như: 0.2 gram chất béo lipid, 10.6 gram chất đạm, 293 kcal năng lượng, 65 gram đường, 185 mg sắt, 201 mg phốt pho và rất nhiều những thành phần dưỡng chất khác.

Tác dụng của mộc nhĩ đen trong các bài thuốc

Bài 1: Dùng cho phụ nữ bị rong kinh.

  • 60 gram mộc nhĩ đen sấy khô.
  • 10 gram huyết dư thán ( tóc rối ).

Mộc nhĩ đen đem sao thật khô đến khi bốc khói mới được. Sau đó đem hai thứ này đi giã thành bột. Mỗi ngày chỉ uống một chút, khoảng 10 gram, pha với nước ấm và vắt thêm vào một ít nước cốt chanh.

Bài 2: Bài thuốc này dùng cho những người bị ho dai dẳng không khỏi, huyết áp tăng cao, cơ thể suy nhược, có các bệnh lý về tim, …

  • 5 gram mộc nhĩ đen.
  • 5 quả đại táo khô.
  • 100 gram gạo tẻ.
  • Đường phèn.

Đem mộc nhĩ ngâm qua với nước nóng cho nở mềm. Đại táo đem tách hạt.

Sau đó chuẩn bị một nồi nước, cho gạo vào nấu thành cháo rồi đổ phần mộc nhĩ, đại táo  và đường phèn vào. Nấu chín thì tắt bếp và ăn ngay khi còn nóng.

Bài 3: Tác dụng là bổ can thận, bổ não, rất tốt cho sức khỏe tinh thần, giải tỏa căng thẳng.

  • 60 gram vừng đen.
  • 15 gram mộc nhĩ.

Mộc nhĩ đem sao khô một nửa, một nửa còn lại thì đem sao cháy. Vừng đen rang lên cho thơm. Đem tất cả đi tán vụn rồi chia nhỏ ra bọc vào từng túi nhỏ để pha trà. Mỗi lần uống thì đem ra hãm với nước sôi, uống thay trà.

Bài 4: Dành cho những người mắc phải hội chứng thận hư hoặc phụ nữ bị xuất huyết tử cung.

  • 200 gram mộc nhĩ đen.
  • 100 gram hồng táo.
  • Vài cục đường phèn.

Nấu mộc nhĩ với hồng táo với 2 lít nước. Trước khi nấu đem ngâm với một chút nước ấm cho mộc nhĩ nở ra. Khi ninh gần được thì thả đường phèn vào. Chia ra làm 7 phần để ăn trong một tuần, 1 phần đó ăn làm hai lần trong 1 ngày sáng và chiều.

Bài 5: Dành cho những ai bị tăng huyết áp.

  • 30 gram mộc nhĩ đen.
  • 20 gram đường đỏ.

Mộc nhĩ đem nấu chín, chắt bỏ nước rồi cho ra một cái bát nhỏ, đổ đường đỏ vào đánh nhuyễn. Mỗi ngày ăn một lần vào buổi sáng và chiều.

Bài 6: Tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

Mộc nhĩ đen và biển đậu đem sấy khô rồi tán thành bột. Mỗi ngày pha một thìa nhỏ pha với nước nóng rồi uống.

Bài 7: Những người bị đi tiểu ra máu.

  • 30 gram mộc nhĩ đen.
  • 120 gram hoa hiên.
  • Một ít đường trắng. 

Đem rửa sạch rồi đem đi nấu canh với đường trắng. Ăn nóng ngay sau khi canh chín.

Bài 8: Mộc nhĩ đen chữa táo bón.

Mỗi ngày chỉ cần ăn 10 đến 20 gram mộc nhĩ đen kết hợp với các món ăn là có thể điều trị được căn bệnh táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên những người mắc phải bệnh viêm đại tràng thì hạn chế sử dụng.

2 thoughts on “Nếu ai chưa biết tác dụng của mộc nhĩ đen như thế nào thì hãy xem bài viết này nhé.

  1. Pingback: Tin Tức Hoa Quả Sạch

  2. Pingback: 3 Cách trồng mộc nhĩ (nấm mèo) đơn giản - Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *