Bánh cốm đậu xanh – đặc sản thơm ngon đậm chất Hà Nội xưa

Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những đặc sản đặc trưng riêng gây thương nhớ cho du khách địa phương và nước ngoài. Nếu Bến Tre người ta nhắc tới kẹo dừa nhiều nhất, Hải Dương có bánh đậu xanh, Nam Định có kẹo dồi,… thì bánh cốm đậu xanh là đặc sản không thể không nhớ khi nhắc đến Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, bánh cốm vẫn là một thức quà đặc trưng của vùng đất thủ đô, đặc biệt là mỗi độ thu về, khi những cánh đồng cốm chín rộ thơm ngát. Bạn đã bao giờ tự hỏi những chiếc bánh cốm được tạo ra như thế nào chưa? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại bánh đặc sản này và cách làm ra chúng nhé.

1. Đặc điểm của bánh cốm đậu xanh – món quà Hà Nội tinh tế

Cứ mỗi độ thu sang, người dân Tràng An lại thấy nhớ hương vị của một thứ bánh đặc biệt có từ lâu đời mang tên bánh cốm. Bánh cốm đậu xanh từ lâu đã trở thành nét văn hóa đến từ hương vị truyền thống của người Hà Nội. Loại bánh đặc sản Việt Nam này nổi tiếng nhất có lẽ xuất phát từ phố Hàng Than và là món quà quý lâu đời đã in đậm dấu ấn trong tâm trí những con người yêu ẩm thực thủ đô. Bánh cốm đậu xanh là thứ bánh được làm từ các nguyên liệu chính gồm cốm, đậu xanh và một chút dừa nạo sợi. Cốm phải là cốm tươi, trước khi xào đường, cần được ủ trong khoảng 1 tiếng. Nhân bánh được làm từ đậu xanhdừa. Đậu xanh cũng được lựa chọn từ nhiều vùng khác của các tỉnh miền Bắc. Làm bánh cốm đậu xanh xong thì sẽ ướp thêm với một vài hương vị tạo mùi khác. Bánh cốm được làm ra một cách hoàn hảo thì phải mang màu xanh lá mạ, có độ mềm dẻo, kéo giãn nhất định.

Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như vậy, dưới bàn tay khéo léo của những người làm bánh đã cho ra một loại bánh khiến bao người say lòng. Những chiếc bánh có hình vuông đẹp mắt, màu xanh mướt, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị thanh của vỏ bánh, vị ngọt tự nhiên thoảng thoảng hương dịu nhẹ của cốm mùa thu và cái bùi thơm của nhân đậu xanh dừa. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món đặc sản khó có thể quên được.

Bánh cốm đậu xanh là món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng, là thức quà mà người dân thủ đô luôn luôn tự hào. Đây cũng là món quà mà mỗi du khách thập phương khi đến với Hà Nội cũng đều muốn thưởng thức và mua về làm quà biếu tặng.

banh-com-dau-xanh-1

Bánh cốm đậu xanh cũng là một món bánh rất quan trọng và không thể thiếu trong lễ cưới hỏi. Bánh có hình vuông màu xanh lá tượng trưng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các cặp vợ chồng. Bánh không chỉ tỉ mỉ trong việc chế biến mà về mặt thẩm mỹ cũng rất bắt mắt. Nó được bọc trong giấy bóng kính và gói trong hộp màu tương đồng với màu hộp tráp sinh lễ.

Tham khảo thêm: Điểm danh những loại bánh kẹo đặc sản Việt Nam nổi tiếng nhất

2. Bánh cốm đậu xanh tại Dũng Hà có gì đặc biệt?

Những chiếc bánh cốm đậu xanh tại Dũng Hà mang hương vị của những cánh đồng lúa Bắc Bộ vào từng sản phẩm, gửi gắm tận tay người tiêu dùng Việt tinh hoa gia truyền của các làng nghề làm bánh cốm truyền thống dân gian. Khi mua bánh cốm đậu xanh tại Nông Sản Dũng Hà bạn sẽ được cảm nhận hương vị bánh cốm Hàng Than chuẩn, thơm ngon:

  • Bánh cốm đậu xanh Dũng Hà được nhập từ cơ sở sản xuất uy tín và được làm từ các nguyên liệu chọn lọc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại
  • Không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu và các hóa chất độc hại khác

Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát

Để làm ra những chiếc bánh cốm ngon, sạch, an toàn thì cơ sở sản xuất của Dũng Hà luôn kiểm soát chặt chẽ từ khâu ban đầu là lựa chọn nguyên liệu đầu vào. Cốm làm bánh phải là loại thu hoạch ở giai đoạn đã chắc hạt, xanh mẩy, không quá non để khi xào với đường không bị tan. Như vậy sẽ làm ra được vỏ bánh ngon nhất và đẹp mắt nhất. Cốm sẽ được sàng, sẩy kỹ càng để loại bỏ những hạt cốm không đạt chuẩn. Đậu xanh làm nhân cũng phải chọn những hạt mẩy đều, khi ngâm để có độ nở vừa phải.

banh-com-dau-xanh-2

Quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh

Không chỉ nguyên liệu mà quy trình sản xuất cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Quy trình trình truyền thống, khép kín, được chứng nhận an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ khâu sản xuất đến nơi đóng gói.

Tham khảo: Những món ăn Halloween độc đáo cho ngày lễ thêm thú vị

Gìn giữ hương vị truyền thống

Để giữ trọn hương vị bánh cốm truyền thống, cốm sau khi lọc xong phải đem đi sấy khô, đựng vào chum vại hoặc đóng gói kín cho không bị ẩm. Khi xào cần trộn theo tỷ lệ nhất định giữa nước, cốm và đường, căn thời gian và lửa thật chuẩn xác. Bánh cốm đậu xanh tại Dũng Hà vẫn giữ được hương vị gần với bánh cốm Hàng Than, giữ trọn nét văn hoá đẹp của người Hà Nội xưa.

banh-com-dau-xanh-3

Tham khảo thêm: Những đặc sản làm nên các món ăn đặc sắc ẩm thực vùng cao

3. Lời kết

Bởi những giá trị truyền thống còn lưu giữ lại, bánh cốm đậu xanh đã trở thành nét văn hoá lâu đời của người dân Hà Nội. Bánh cốm được gửi đi cho những người con xa xứ, được dùng làm quà cho du khách gần xa. Để họ cảm nhận được những giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân đất Việt, để gợi lên ấn tương đẹp, cảm tình với nền ẩm thực phong phú đa dạng cùa Việt Nam.

Bánh cốm đậu xanh tại Dũng Hà mang hương vị thanh mát, hấp dẫn của cốm non chuẩn Hà Thành. Nét đặc biệt hấp dẫn ở những chiếc bánh cốm truyền thống là khi đến tay khách hàng vẫn giữu được mùi cốm mới, dẻo thơm. Đây thực sự là một trong những đặc sản Hà Nội làm quà đáng được trân trọng và giữ gìn mãi về sau.