Tây Bắc, Đông Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô, Hà Nhì… Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này. Núi rừng phía Bắc sở hữu vô vàn những loại đặc sản ngon-độc-lạ. Và đa phần các món ngon của nơi đây đều bắt nguồn từ chính những sản vật ấy. Những món ăn này đều thể hiện rõ những nét đặc trưng, tinh hoa trong ẩm thực vùng cao.
1. Ẩm thực vùng cao có điểm gì mà thu hút du khách đến thế?
Những món ăn ngon, đặc sắc ẩm thực vùng cao là một trong những bức tranh ẩm thực màu sắc nước ta. Những trải nghiệm văn hóa ẩm thực phía Bắc cũng là một trong những điểm mạnh thu hút du khách đến với vùng cao. Những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực vùng cao sẽ làm cho bạn có cái nhìn khác về ẩm thực Việt Nam.
Chính thiên nhiên hùng vĩ đã giúp đồng bào miền núi tạo nên những món ăn dân dã; mang đậm văn hóa vùng đất núi cao thú vị. Những hương vị, bản chất của những người dân ở đây cũng một phần giữ được và lưu truyền các món ăn một cách nguyên vẹn. Để làm nên những món ăn hoàn thiện bức tranh ẩm thực rừng núi không thể thiếu những nguyên liệu được chính thiên nhiên ban tặng.
Điều đặc biệt hơn nữa là những món ăn này được đem đến địa phương nào dù có ngon đến đâu cũng không thể có được hương vị nguyên bản như ở chính nơi nó sinh ra. Để làm nên những món ăn đặc sản ấy, những đồng bảo dân tộc đã bỏ vào thứ gia vị đặc biệt, đó là biết bao tâm tư, tình cảm. Nhờ vậy mà chúng giữ trọn vẹn được cái hồn của núi rừng. Và một thứ nguyên liệu không thể thiếu để làm nên các món ăn đặc trưng ẩm thực vùng cao là những đặc sản được lấy từ chính núi rừng đại ngàn.
Tham khảo thêm: Top 3 đặc sản Nha Trang nhất định phải thử một lần nếu không sẽ nuối tiếc
2. Những đặc sản là nguyên liệu chính cho các món đặc trưng ẩm thực vùng cao
Nói tới núi rừng phía Bắc bạn biết đến với cái tên mà nhiều du khách đã đặt cho nơi đây đó là thiên đường ẩm thực với vô vàn những món ăn phong phú, hấp dẫn. Ẩm thực vùng cao nơi đây gây ấn tượng với du khách không chỉ bởi hương vị riêng từ những nguyên liệu đặc sản của núi rừng và cách chế biến độc đáo, mà còn là sự hiếu khách của người dân nơi đây.
Bí phấn Bắc Kạn
Bí phấn thơm hay còn được gọi là bí xanh thơm là một đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Bắc Bạn với mùi hương như mùi nếp cái hoa vàng, không thể lẫn vào đâu được. Bí xanh thơm là cây trồng bản địa của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đặc điểm quý của loại quả đặc sản này là tất cả thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Quả bí khi chế biến có độ dẻo, mùi thơm, vị đậm, ngậy béo; là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vỏ bí cứng dày nên bà con để được rất lâu, thường để làm rau xanh dự trữ ăn mùa mưa bão, mùa đông giá rét khan hiếm rau... Vì vậy bí xanh thơm đang được nhiều người coi là rau sạch đệ nhất đất Bắc.
Từ những quả bí phấn thơm, đồng bào Tày ở Bắc Kạn đã chế biến được rất nhiều món ăn ngon, độc đáo, đặc trưng ẩm thực vùng cao. Bí có thể hấp, xào, luộc, nấu canh với thịt gà, nấu canh bí tôm,… nhưng đặc biệt nhất phải kể đến món bí xanh nhân thịt hấp. Chỉ với bí cùng những nguyên liệu đơn giản là thịt lợn, hành tím,… đã tạo nên một món ăn đặc sản vùng cao thơm ngon. Hương thơm đậm đà của bí kết hợp với vị béo của thịt đã khiến bao thực khách mê mẩn, vương vấn mãi mỗi khi đến với Ba Bể, Bắc Kạn và có cơ hội thưởng thức món ăn này.
Tham khảo thêm: Bài thuốc bổ được chế biến từ quả bí xanh.
Quả trám
Quả trám được xem là thứ đặc sản quý của vùng núi Bắc Bộ, được sinh trưởng, phát triển nhiều ở các khu vực núi cao, chẳng hạn như: Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái,… Trám ra hoa vào tháng 2 và cho thu hoạch quả vào tháng 7, khi chín có màu đen, cùi màu vàng, hạt nhọn 2 đầu. Chiều rộng mỗi quả là 2cm, chiều dài khoảng 3 – 4cm. Hạt nhẵn, cứng chia làm 3 ngăn. Là loại quả hình thoi, nếu ai lần đầu nhìn thấy quả trám sẽ chột dạ nghĩ: Tại sao loại quả đen nhẻm, xấu xí, kỳ lạ này khi vào mùa lại được ưa chuộng đến vậy?
Quả trám đen có vị thơm, bùi, ngậy hấp dẫn có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng cho tinh hoa ẩm thực vùng núi. Khi đến với vùng cao nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản làm từ quả trám như trám kho, gỏi trám, xôi trám hoặc ngâm muối để ăn hàng ngày. Hiện nay, quả trám ngày càng phổ biến với người dân đồng bằng và được sử dụng rất rộng rãi.
Tham khảo thêm: Top 5 loại gạo đặc sản nổi tiếng ngon nhất Việt Nam
Thạch đen Cao Bằng
Thạch đen Cao Bằng, còn có tên gọi khác là sương sáo. là một trong những món ăn thân quen, bình dị của người dân vùng núi Cao Bằng. Nếu một lần được đặt chân tới vùng núi này, thưởng thức món thạch đen bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị thanh mát, bổ dưỡng của món ăn này. Không những thơm ngon mà đây là món ăn có rất nhiều dinh dưỡng và có tác dụng điều trị một số loại bệnh như: giải độc, thanh mát.
Thạch đen Cao Bằng được chế biến thành rất nhiều món ăn và thức uống mang đậm nét ẩm thực vùng cao như chè thạch đen nước dừa hạt chia, thạch đen sữa chua, chè hạt sen thạch đen,… Hương vị thơm mát của thạch đen đã khiến bao tín đồ ẩm thực say đắm, nhớ mãi không quên.
Củ mài Hoài Sơn Tây Bắc
Hoài sơn cũng là một dạng khoai núi thế nên nếu chỉ nhìn củ thì khá là khó phân biệt nhất là với củ cọc rào. Thông thường, sẽ nhìn dây và hoa. Đặc điểm nổi trội của dây của hoài sơn là nó cứng như que tăm và nhỏ tròn, không như các loại khác là thân mềm, to, đôi khi còn sắc cạnh. Lá hình tim nhọn, có hoa dạng tam dái tam giác. Củ mài từ lâu đã là sản vật quý giá mà núi rừng ban tặng, đặc biệt, loại củ này cũng chiếm được tình cảm của nhiều người miền xuôi. Vậy củ mài nấu món gì ngon mà được yêu thích tới vậy?
Các món ăn đặc trưng ẩm thực núi rừng từ củ mài phải kể đến như cháo củ mài, canh khoai mài, củ mài luộc,… Mỗi món đều mang lại những hương vị riêng nhưng có đặc điểm chung là đều giữ được trọn vẹn cái hồn của núi rừng đại ngàn.
Tham khảo thêm: Top 4 loại rau đặc sản miền Tây mùa nước nổi
Măng đắng
Măng đắng là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của người dân vùng núi Tây Bắc. Nó có vị đắng, người không ăn quen sẽ rất khó ăn. Tuy nhiên, chính vị rất lạ này lại được rất nhiều người ưa thích bởi sự hoang dã, tự nhiên của loại măng đắng này. Người dân nơi đây có thể hái măng đắng ở khắp mọi nơi. Theo kinh nghiệm của họ nếu thu hoạch vào đầu mùa thì măng đắng sẽ ngọt nhiều hơn xen lẫn vị đắng. Tuy nhiên, nếu măng hơi già có sấm thì khi ăn măng sẽ có vị đắng nhiều hơn.
Măng đắng là nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn đặc sản vùng cao của người dân Tây Bắc nên rất được ưa chuộng. Bạn có thể làm măng đắng luộc, măng đắng xào lá lốt, măng đắng om lươn, canh măng đắng,… để thay đổi khẩu vị cho bữa cơm gia đình. Vị đặc trưng của măng đắng kết hợp với cay cay thơm nồng của gia vị chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
3. Đia chỉ mua đặc sản vùng cao uy tín, giá rẻ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán đặc sản vùng cao tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến nhiều người hoang mang không biết nên mua đặc sản tại Hà Nội và Hồ Chí Minh ở đâu an toàn. Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn những sản vật để chế biến món ăn đặc trưng ẩm thực vùng cao thì hãy đến với Nông Sản Dũng Hà, nơi cung cấp những sản phẩm đặc sản núi rừng uy tín, giá rẻ, đảm bảo chất lượng như cam kết.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm các loại đặc sản vùng miền khác như đặc sản Hà Giang, đặc sản miền Tây,…
Để mua được đặc sản vùng cao đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên đến các cửa hàng hoa quả, cửa hàng nông sản uy tín. Nông Sản Dũng Hà là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các loại đặc sản sạch, không hóa chất, có kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm với giá rẻ so với thị trường. Hãy đến cửa hàng tại các địa chỉ để mua sắm:
- Cơ sở 1: Số 11 Kim Đồng – Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: A10 – ngõ 100 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 02/B – Khu phố 3 – Đường Trung Mỹ Tây 13 – Quận 12 – TP. Hồ Chí Minh
Hoặc liên hệ hotline: 1900986865 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.
http://www.google.com.pk/url?q=https://trangvangnongnghiep.net/