Học cách tự trồng nấm bào ngư ngay ở nhà cực đơn giản

Nấm bào ngư chứa rất nhiều dưỡng chất và lành tính, nấm thường được trồng bằng những loại đất mùn chứa rơm rạ, mùn cưa, bã mía,… Ăn nấm sẽ làm cho cơ thể được giải đi những độc tố đặc biệt là độc tố trong gan, tăng sức đề kháng, chống chọi lại những bệnh tật. Cách trồng nấm bào ngư tại nhà không khó, chỉ cần cẩn thận làm theo các bước mà Nông Sản Dũng Hà chia sẻ sau đây, chắc chắn bạn sẽ thu hoạch được những cây nấm thơm ngon, chất lượng nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu để trồng nấm bào ngư.

Nấm bào ngư đặc biệt có thể lớn và phát triển mà không cần đến ánh sáng mặt trời, ngoài ra không gian trồng lớn không được có gió thổi vào nhưng vẫn phải đảm bảo được sự thông thoáng cho không khí lưu thông. Độ ẩm của đất luôn duy trì ở mức 60 % đến 65 %, độ ẩm của không khí là 80 % đến 85 %

Cần chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm như tro trấu, mùn cưa, rơm rạ và đất trồng ngâm trong chậu nước vôi bột loãng trong khoảng 15 phút.

Tiếp đến là đem ủ chúng, việc ủ này chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là ủ trong khoảng 3 tới 4 ngày, cần tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho rơm. Ủ xong thì đem cắt rơm thành những đoạn ngắn khoảng 10 cm và tiếp tục đem ủ đợt 2. Đợt 2 thì ủ trong khoảng 2 đến 3 ngày là được.

Dùng hơi nước nóng để khử hết vi khuẩn và nấm mốc trong rơm rạ để đảm bảo nấm trong khi nuôi trồng không bị ảnh hưởng bởi các mầm mống gây bệnh.

Tiến hành đem nấm đi trồng.

Bạn có thể tìm mua cây giống tại những địa chỉ bán giống nấm uy tín.

Cho đất và rơm rạ đã khử trùng vào túi trồng nấm, 1 đầu túi cần phải được bịt kín và vuông góc. Kích thước túi trồng nấm là khoảng 30 – 40 cm hoặc to hơn là khoảng 40 – 60 cm. Bắt đầu bốc rơm rạ vào trong túi rồi dùng tay ấn chặt xuống, vừa ấn vừa xoay tròn để cho rơm rạ nén đều.

Bắt đầu tiến hành gây giống. Bạn bốc từng chút nấm giống dải đều xung quanh thành túi, không rải vào bên trong vì cây giống khi rải vào bên trong khi bị lớp rơm bên trên ép xuống sẽ rất dễ bị chết.

Tiếp đến là bốc lớp rơm tiếp theo cho vào và tiếp tục rải nấm như bước 1. Tiếp tục làm đến khi rơm và nấm chật đầy túi là được. Đối với lớp rơm trên cùng bạn có thể trải đều nấm lên trên bề mặt của rơm, chi để lại một khoảng rơm ở giữa để làm miệng túi. Dùng miếng bông gòn chuyên dụng buộc miệng túi lại là được. 

Đối với một chiếc túi có kích thước 30 đến 40 cm bạn sẽ gieo được khoảng 4 lớp nấm.

Quá trình chăm sóc cây giống.

Đem từng bịch giống nấm vào trong phòng nuôi trồng. Phòng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn trồng cây, thông thoáng có không khí lưu thông nhưng phải đảm bảo không có ánh mặt trời chiếu sáng và được che đậy cho kín gió. Xử lý vôi dưới nền nhà nuôi Tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.

Tiếp theo là đặt các bịch nấm lên trên giá đỡ, lưu ý là quay phần đầu bông gòn ra phía bên ngoài để cho cây nấm phát triển.

Thường thì sau 25 ngày cây nấm sẽ bắt đầu kết rễ và cho ra cây nấm. Lúc này cần phải kiểm tra xem túi nuối nấm có bị thủng chỗ nào hay không để đảm bảo rằng nấm sẽ không bị mọc linh tinh ra bên ngoài. Tiến hành rút bông gòn để bắt đầu cho quá trình phát triển của nấm.

Khi nấm đã phát triển cần phải đem ra một nơi khác có nhiều ánh sáng và thông thoáng hơn một chút cho nấm nhanh lớn và cho thu hoạch. Tiến hành tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho nấm sẽ sinh trưởng tốt nhất.

4. Thu hoạch

Thời gian thu hoạch nấm cũng phải có thời gian hợp lí, nếp thu hoạch quá sớm thì không đạt năng xuất còn nếu thu hái quá muộn thì sẽ làm nấm bị giảm chất lượng. Nên tốt nhất là thu hoạch ở giai đoạn trưởng thành khi tai nấm mỏng lại và thẳng đề có kích thước đường kính từ 3 đến 5 cm. 

Lưu ý khi thu hoạch là phải hái cây đến sát tận gốc, phần cây còn sót lại sẽ rất dễ bị thối rữa và nhiễm bệnh đến những cây còn lại. Trước khi thu hoạch cũng cần phải tưới nước vào trong không khí và cây nấm trước từ 1 đến 2 giờ để đảm bảo cây nấm sau khi thu hoạch tươi lâu hơn.

Khi thu hoạch đợt 1 xong thì không cần phải tưới nước trong thời gian từ 5 đến 7 ngày đến khi cây bắt đầu cho ra cây mới. Duy trì độ ẩm trong toàn bộ căn phòng tạo điều kiện để cây nấm phát triển và lớn nhanh đến đợt thu hoạch tiếp theo.

Xem thêm:
Nấm đùi gà trồng món gì ngon nhất?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *