Sầu Riêng được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1580, tên “sầu riêng” có nguồn gốc từ tiếng Malay cổ (có nghĩa là “cái gai”), có vô số gai nhọn ở vỏ. Sầu riêng là loại quả có gai nhọn và cứng, rất phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong thành phần dinh dưỡng của loại quả này có nhiều chất đặc biệt. Do đó cần lưu ý với những đối tượng không nên ăn sầu riêng dưới đây!
Hương vị và mùi của sầu riêng rất đặc biệt, đối với những người không quen với nó, thoạt đầu, dường như có mùi giống như hành tây thối, nhưng ngay sau khi họ nếm thử, họ thích nó hơn tất cả các thực phẩm khác.
Đọc thêm: “8 điều bạn cần biết về trái sầu riêng – “Trái cây hôi thối” không thể quên“.
Các phân tích khoa học về thành phần của mùi hương sầu riêng đã tìm thấy nhiều hợp chất dễ bay hơi bao gồm este, ketone và thiols khác nhau tạo mùi đặc biệt cho sầu riêng
Sầu riêng rất giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe
Sầu riêng thô bao gồm 65% nước, 27% carbohydrate (bao gồm 4% chất xơ ), 5% chất béo và 1% protein . Trong 100 gram, sầu riêng tươi hoặc tươi đông lạnh cung cấp 33% giá trị thiamine hàng ngày (DV) và hàm lượng vừa phải của các vitamin B , vitamin C, mangan và khoáng chất
Đối tượng không nên ăn sầu riêng?
1. Đối tượng không nên ăn sầu riêng – người suy thận
Người suy thận là một trong những đối tượng không nên ăn sầu riêng. Vì khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5mmol/l sẽ làm tim loạn nhịp dẫn đến nguy cơ đột qụy và có thể đến đến tử vong đột ngột.
2. Bà bầu đang mang thai
Sầu riêng là thực phẩm nóng và có lượng đường khá cao gây nên các chứng đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp. Do đó, bà bầu ăn sầu riêng có hại cho thai nhi
3. Những người bệnh tiểu đường, cao huyết áp – đối tượng không nên ăn sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều đường và nóng nên người bị tiểu đường hoặc cao huyết áp ăn có thể bị nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh, nặng hơn có thể bị đột qụy, xuất huyết. Do đó những người bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là đối tượng không nên ăn sầu riêng.
4. Đối tượng không nên ăn sầu riêng – Những người tì vị yếu
Người tì vị yếu không nên ăn vì nếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ bị đầy bụng, khó tiêu.
5. Những người nóng trong, bị mụn nhọt
Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng nên nếu bạn ăn sầu thì bệnh lại càng nặng thêm.
Lưu ý khi ăn sầu riêng
1. Người bị béo phì hoặc muốn giảm cân nên hạn chế: Trong 100 g sầu riêng (khoảng ba hạt) chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể và cung cấp khoảng 160 calo. Một trái sầu riêng bình thường nặng hơn một kg cung cấp hơn 1.000 calo nếu ăn thường xuyên.
2. Không nên ăn sầu riêng uống với cà phê hoặc các loại rượu, cơm rượu, bia vì nó sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, buồn nôn, hơi thở bị nặng mùi, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
3. Chế biến sầu riêng làm món ăn thì không nên sử dụng cùng các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, tỏi, gừng,… vì chúng sẽ làm giảm hương vị của sầu riêng và làm tăng tính nóng gây cảm giác nóng bức, khó chịu cho cơ thể của bạn.
Pingback: Ăn sầu riêng có bị mập không?