Phân biệt điểm khác biệt giữa cỏ xạ hương và hương thảo

Tại các nước châu Âu, cỏ xạ hương và hương thảo là một trong những loại gia vị được yêu thích, sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Hiện nay, hai loại cỏ thơm này cũng rất phổ biến ở Việt Nam và ngày càng được người Việt dùng để làm gia vị nấu ăn. Bạn thường sử dụng chúng để nấu ăn nhưng bạn đã biết được các điểm khác biệt giữa cỏ xạ hương và hương thảo hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn cách phân biệt hai loại cỏ thơm gia vị này.

1. Giới thiệu về cỏ xạ hương và hương thảo

Xạ hương và hương thảo là hai loại cây hương vị quen thuộc trong ẩm thực, chúng phù hợp với hầu như tất cả các loại thịt, rau, thịt hầm, súp, bành mì thịt, ướp và pate, nấm, khoai tây,… Để phân biệt được hai loại gia vị này thì trước hết ta cần hiểu rõ về chúng.

1.1. Cỏ xạ hương

  • Tên khoa học: Thymus vulgaris
  • Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)
  • Chi: Cỏ xạ hương – Thymus
  • Tên gọi khác: Thyme

Đặc điểm thực vật

  • Đây là cậy bụi mọc thành khóm, nằm ngang với chiều cao khoảng 30 –  70cm. Thân cây sẽ hóa gỗ khi về già, được phủ một lớp lông mịn màu xám hoặc lục trắng và được chia thành nhiều nhánh nhỏ.
  • Lá cây nhỏ, cuống ngắn, hình ngọn giáo, mép lá cuốn lại và mặt dưới có lớp lông mềm mịn
  • Hoa xạ hương nở vào tháng 6 – 10 hàng năm, bông hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Tràng hoa hình ống, nhụy hoa có đĩa mật, nhị có bao phấn
  • Quả cây xạ hương màu nâu, có bốn hạch. Đặc trưng của loại quả này là có mùi tinh dầu thơm mát, ngọt nồng

Tác dụng của cỏ xạ hương

  • dược liệu có vị cay, tính ấm nên nó được dùng để cải thiện tinh thần, chữa chứng trầm cảm, lo âu, điều trị rối loạn tiêu hóa, trị cúm, điều hòa kinh nguyệt,…
  • Chứa Carvacrol giúp chống viêm, kháng khuẩn
  • Chất chống oxy hóa mạnh Flavonoid ức chế hoạt động của các tế bào gốc tự do
  • Thymol trong xạ hương có tác dụng ức chế vi khuẩn, nấm phát triển, giảm tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, tăng cường sức khỏe cho người già yếu và ngăn chặn sự phát triển của các khối u
  • Cỏ xạ hương chứa nhiều vitamin C và A giúp tăng cường hệ miễn dịch

co-xa-huong-va-huong-thao-1

Tham khảo thêm: Các loại gia vị nấu ăn giúp món ăn hoàn hảo hơn cần có trong bếp

1.2. Cỏ hương thảo

  • Tên khoa học: Rosmarinus officinalis
  • Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)
  • Tên gọi khác: Rosemary

Đặc điểm của hương thảo

  • Thuộc dạng thân gỗ, thân cây nhỏ và phân thành nhiều nhánh, chiều cao khoảng 1 – 2m, mọc thành bụi
  • Lá hương thảo có hình dải, dẹp, mang sắc xanh sẫm. Mép lá hơi gập xuống, mặt trên khá nhẵn, còn mặt dưới có lông trắng
  • Hương thảo có hoa dài khoảng 1cm, màu lam nhạt. Khi nở rộ, hoa có mùi hương tỏa ra mang đến cảm giác rất dễ chịu.

Công dụng của cây hương thảo

  • Nhờ thành phần chứa choline, glycosid không tan trong nước, một saponosid acid và các acid hữu cơ mà hương thảo có thể dùng để tẩy uế và chuyển máu, thông ruột.
  • Hương thảo chứa nhiều Terpene giúp tăng khả năng ghi nhớ và tư duy
  • Mùi thơm của nó còn giúp đuổi muỗi, giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm lo âu.

co-xa-huong-va-huong-thao-2

Tham khảo thêm: Món ăn Việt: hạt mắc khén nấu món gì đơn giản tại nhà mà lại siêu ngon

2. Phân biệt cỏ xạ hương và hương thảo

Xạ hương và hương thảo được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn đặc trưng ẩm thực phương Tây và đang dần quen thuộc, phố biến tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong trang trí, làm hương liệu như nước hoa. Thoáng nhìn qua thì thật khó để phân biệt chúng với nhau. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 1 số cách để phân biệt cỏ xạ hương và hương thảo để bạn sử dụng chúng trong nấu ăn thuận tiện hơn.

Dựa vào hình dạng bên ngoài

Điểm khác biệt dễ nhận biết nhất giữa cây xạ hương hương thảo có lẽ là quan sát hình dáng bên ngoài. Lá xạ hương nhỏ, tròn, màu xanh lá cây, tạo cảm giác mềm mại giữa các ngón tay trong khi cây hương thảo có lá kim tuyến cứng, sờ có cảm giác cứng tay. Lá hương thảo cũng dài hơn khá nhiều so với lá xạ hương, gấp khoảng 2 -3 lần. Thân cây xạ hương trưởng thành có độ giòn, dễ gãy của gỗ, cao từ 3 đến 12 inch và rộng khoảng 12 inch. Còn thân cây hương thảo thẳng, thay đổi từ màu xanh lá sang thân gỗ màu nâu khi cây trưởng thành. Hương thảo cao hơn xạ hương, có thể cao tới 6 feet và rộng 4 feet.

co-xa-huong-va-huong-thao-3

Tham khảo thêm: 6 loại nước chấm gia vị ngon và được sử dụng thường xuyên để thay thế cho nước mắm.

Dựa vào hương vị

Nếu bạn không để ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hương thảo và xạ hương vì chúng đều có mùi thơm nồng. Tuy nhiên, hương thảo có vị đắng nhẹ, thơm đậm đà. Nó có mùi thơm rất đặc biệt, hao hao giống trà nhưng vị thì lại giống hạt thông.

Trong khi đó, ạ hương có vị cay, hăng nhẹ và mặn nên thường được cho vào cuối quá trình nấu ăn vì nhiệt độ cao dễ gây mất đi hương vị tinh tế.

Khác biệt về nguồn gốc và điều kiện sống

Rosemary có nguồn gốc từ địa Trung Hải. Thyme có nguồn gốc từ miền nam châu Âu. Cả hai có điểm chung là đều thích nghi tốt với mùa hè khô, nóng và mùa đông ôm hoà, ẩm ướt. Tuy nhiên, xạ hương có thể chịu được thời tiết đóng băng, xuống tới khoảng -290 độ C, còn hương thảo không thể chịu được nhiệt độ dưới -90 độ C. Cả cây xạ hương và hương thảo đều sống tốt ở đất khô.

Cách sử dụng trong ẩm thực khác nhau

Hương thảo được sử dụng làm gia vị trong món mặn và là thành phần điều chế ra mùi hương trong nước hoa. Nó được coi là gia vị dùng để khử mùi hôi tanh của các loại thịt. Hương thảo được dùng chủ yếu trong các món rô ti và nướng như gà, tôm nướng, pizza. Đây cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong món beefsteak. Bên cạnh đó loại lá này còn có thể kết hợp trong các món rau, các món đi với cá và cà chua nhưng chủ yếu là để tẩm ướp hoặc dùng trong các món hầm. Đặc biệt hương thảo có mùi thơm rất lâu, ăn xong mà trong bếp vẫn còn mùi rất thơm.

Xạ hương được sử dụng chủ yếu trong các món hầm, súp và rượu. Loại lá này thích hợp để nấu cùng với cà chua, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, cà rốt, khoai tây,… Do lá thyme mất khá nhiều thời gian nấu mới cho ra mùi thơm nên thường được dùng nấu với các loại súp đậu hầm lâu, thịt bò hầm. Bạn cũng có thể hầm chung nó với các loại xương hoặc nướng với thịt, rau củ để làm dậy vị thơm của món ăn. Không những thế, xạ hương còn có thể dùng trong món tráng miệng, chủ yếu là các món trái cây nướng hoặc các món nấu với kem hay sữa. Đặc biệt, nó còn được dùng để làm tinh dầu hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp.

3. Lời kết

Trên đây là 1 số cách giúp bạn có thể phân biệt được lá hương thảo và xạ hương. Hãy tham khảo bài viết trên để lựa chọn nguyên liệu nấu ăn dễ dàng hơn nhé.