Top 11 các loại nấm ăn lẩu cực ngon, không thể thiếu trong các món ăn

Các loại nấm ăn lẩu không chỉ làm giảm độ ngán khi ăn cùng đồ dầu mỡ. Mà còn giúp tạo vị ngọt tự nhiên, đậm đà cho nước lẩu. Bên cạnh công dụng là một nguyên liệu trong các món ăn ngon. Nhiều loại nấm được ví như một vị thuốc tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, …Cùng Hoa quả sạch điểm danh TOP 11 loại nấm nhúng lẩu cực ngon, không thể bỏ qua trong bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích sức khỏe mà các loại nấm ăn lẩu đem lại

Nấm vốn dĩ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Nhờ chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ như vitamin, axit amin, khoáng chất, enzym …để cơ thể duy trì, hoạt động và bổ sung trao đổi chất. 

Ăn nấm không chỉ giúp tăng sức đề kháng tự nhiên mà còn giúp cơ thể phòng chống tác hại của các bệnh ung thư, huyết áp, tiểu đường, tim mạch và nhiều bệnh khác. Bên cạnh đó, ăn nấm còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tích cực hơn, giúp bạn sớm khỏi bệnh.

Tại sao nấm thường được dùng để ăn lẩu?

top 11 các loại nấm ăn lẩu cực ngon

Nếu thường xuyên đi ăn lẩu thì chắc hẳn hầu hết các bạn đều thấy món lẩu ngoài món chính còn có thêm một số loại rau và 1-3 loại nấm ăn kèm. Tùy theo loại nước lẩu sẽ dùng loại nấm tươi phù hợp để ăn kèm.

Nấm có vị ngọt thanh tự nhiên. Khi dùng với các món nước như lẩu sẽ giúp nước lẩu tăng độ thơm ngon, đậm đà tự nhiên hơn. Mà không cần thêm nhiều gia vị, chất phụ gia hay bột ngọt không có lợi cho sức khỏe.

Nếu ăn lẩu mà không có nấm sẽ mất đi một phần hương vị thơm ngon và dinh dưỡng tuyệt vời. Sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu bạn dùng lẩu kết hợp khoảng 3-4 các loại nấm ăn lẩu cùng nhau sẽ tạo nên nước lẩu vô cùng tự nhiên. 

Top 11 các loại nấm ăn lẩu ngon và phổ biến nhất

1. Nấm Sò Trắng hoặc Nấm Bào Ngư Xám

Nấm Sò Trắng hoặc Nấm Bào Ngư Xám

Nấm bào ngư được coi là một trong các loại nấm nhúng lẩu phổ biến. Vị của loại nấm này ngọt tự nhiên và khá giống với Nấm Sò Trắng. Do vậy có thể sử dụng thay thế cho nhau nếu cần nguyên liệu chế biến món ăn.

Nấm bào ngư xám có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Loại nấm này có các chất statin như Lovastatin có tác dụng giảm cholesterol, giúp giảm béo, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng tự nhiên và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Trong 100g nấm tươi chỉ có hơn 30 calo nên bạn hoàn toàn có thể ăn thoải mái, bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày một cách an toàn mà không lo tăng cân nhé! Loại nấm ăn lẩu này có thể sử dụng được cả chân nấm và mũ nấm. Do vậy khi ăn lẩu hoặc nấu canh bạn sẽ có cảm giác như đang ăn mực, khá ngọt và dai ở phần gốc nấm, mềm ở mũ nấm, ngọt từ bên trong tới ngoài.

Cách chế biến nấm bào ngư cũng rất đơn giản, dễ kết hợp với nhiều món lẩu chay hay mặn. Chế biến được rất nhiều món ngon vì giá nấm rất bình dân. 

2. Nấm hương (Nấm đông cô)

Nấm hương hay còn gọi là Nấm Đông Cô cũng khá phổ biến, dễ chế biến, ít calo nên sẽ là thực phẩm giảm cân phù hợp cho các chị em. Với độ dai dai trong mũ nấm ăn ngon không kém món bạch tuộc, mùi thơm phức hòa cùng vị ngọt tự nhiên khiến món ăn trở nên ngon hơn bao giờ hết. Khi nhắc tới top 11 các loại nấm ăn lẩu ngon, không thể không kể tới nấm hương.

Nấm hương (Nấm đông cô) - các loại nấm ăn lẩu

Thành phần của Nấm rất giàu Protein, Lipid, giàu chất xơ và khoáng chất (canxi, nhôm, sắt, magie, …), vitamin (B, C), tiền Vitamin D và hơn 30 loại men. Bên cạnh đó còn có các Axit Amin mà cơ thể không tổng hợp được. Là loại nấm có giá trị dinh dưỡng gần như cao nhất trong các loại nấm thường ăn. Bởi hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều loại rau và thực vật khác. Nấm đông cô giúp điều hòa, hạ huyết áp kèm theo giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa sỏi mật, sỏi tiết niệu cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra còn có tác dụng điều hòa chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, hỗ trợ tăng cường miễn dịch cực tốt. Phụ nữ thiếu sắt, người bị tiểu đường hoặc có triệu chứng rối loạn mỡ máu, trẻ em suy dinh dưỡng cần bổ sung nấm thường xuyên

=> 2 cách làm ruốc nấm đông cô khô từ chân nấm hương thơm ngon lạ miệng.

3. Nấm rơm – các loại nấm dùng ăn lẩu

Nấm rơm - các loại nấm dùng ăn lẩu

Nấm rơm là loại nấm cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Được sử dụng chủ yếu ở dạng búp, tròn như trứng cút, thịt chắc, thơm ngon. Khi ăn, cắn nhẹ nước trong nấm sẽ tan ra, cho cảm giác thơm ngon hấp dẫn.

Theo Đông Y, Nấm Rơm có vị ngọt, tính hàn. Có công dụng bổ âm, thanh nhiệt, ích khí, tiêu thũng, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol trong máu. Đặc biệt là khả năng chống ung thư cực tốt. 

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thành phần dinh dưỡng trong nấm rơm rất phong phú. Bao gồm Protein, Lipit, Xenlulozơ, Ca, Phe, Fe, … và rất nhiều Vitamin nhóm B (B1, B2, B3…), vitamin A, C, E , PP và vitamin D có trong nấm rơm cực kỳ hữu ích cho xương và răng chắc khỏe.

Nấm rơm - các loại nấm dùng ăn lẩu

Ngoài ra, còn có 18 loại axit amin, trong đó có 8 loại cơ thể không tự tổng hợp được, chiếm 38,2% cao hơn so với thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa bò nên dùng nấm rơm có thể thay thế cả 4 loại trên. Đây là thực phẩm vàng khi lựa chọn các loại nấm ăn lẩu để sức khỏe tốt hơn, nỗi lo bệnh tật sẽ giảm đi nhiều lần

Tham khảo ngay: Kỹ thuật làm nấm rơm tại nhà cho thu hoạch.

4. Nấm mộc nhĩ (Nấm mèo)

Nấm mộc nhĩ (Nấm mèo)

Nấm mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo có tác dụng bổ máu cực tốt. Những người mắc các bệnh về máu, tim mạch và phụ nữ nên dùng nhiều loại nấm này. Theo Đông Y, nấm có vị ngọt, tính bình. Khi sử dụng, hoạt chất sẽ đi vào các bộ phận “đại tràng, thận, can, tỳ”.

Là một trong những thực phẩm bổ sung sắt cho những người bị thiếu máu. Mộc nhĩ còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh: “kiết lỵ, thổ huyết, tiểu buốt hay tiểu ra máu, trị sang lở, kháng cơ, bổ tỳ, hoạt huyết, khu phong, nhuận tràng, kiện vị,…” vô cùng hiệu quả.

Nấm mộc nhĩ (Nấm mèo)

Hàm lượng dinh dưỡng trong Nấm mèo rất dồi dào, giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt cho người ốm. Không những vậy, chúng còn giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ hệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe,… cho con người khỏe mạnh

Bài viết liên quan: “3 cách trồng nấm mộc nhĩ (nấm mèo) đơn giản – hướng dẫn chi tiết và hiệu quả nhất”

5. Nấm kim châm

Trong số các loại nấm tươi ăn lẩu thì không thể thiếu nấm kim châm. Nấm có thân nhỏ nhất, bán kính chỉ nhỉnh hơn đầu tăm, mũ hình tròn, màu trắng vàng.

Nấm kim châm

Loại nấm này có vị ngọt thanh và thịt nấm giòn nhẹ. Chỉ cần cắn một miếng thôi là bạn đã cảm thấy thích thú rồi. Nấm kim châm thông dụng tới mức nếu 10 món lẩu, thì có tới 9 món có mặt loại nấm này

Nấm kim châm khi ăn với nước lẩu sẽ tăng thêm vị ngọt tự nhiên của nước. Nấu với canh hoặc với canh rong biển thì càng ngon hơn. Nước dùng rất ngọt thanh thanh đảm bảo ăn là ghiền. .

Ngoài ra nấm rất giàu chất xơ, vitamin B có lợi cho máu, các khoáng chất cần thiết như magie, Fe và kẽm. Loại nấm này có lượng Lysine cao, giúp tăng cường trí não và phát triển trí não của trẻ rất hiệu quả

=> Hướng dẫn cách trồng nấm kim châm cho thu hoạch chỉ sau 2 tuần

6. Nấm mối tự nhiên

Nấm mối tự nhiên

Nấm mối tự nhiên có lẽ là một trong các loại nấm để ăn lẩu được nhiều người săn lùng nhất. Nấm mọc tự nhiên, chưa nuôi trồng được nên có giá thành cao. Nhưng hương vị thì gần như không có ở các loại nấm ăn lẩu bình dân. Hương vị của loại nấm này không thể diễn tả hết bằng lời. Bạn phải ăn thử mới cảm nhận được. Bởi vị thơm ngon tự nhiên, đặc biệt ở phần cuống nấm, ăn một lần sẽ nghiện và nhớ mãi.

Cũng giống như các loại nấm nhúng lẩu khác, nấm mối rất giàu giá trị dinh dưỡng. Có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Nấm mối đen

Nấm mối đen

Nấm Mối đen chỉ kém Nấm mối tự nhiên một chút về độ ngon. Loại nấm này đã được nuôi trồng sẵn nên việc tìm mua cũng dễ dàng hơn. Tuy cùng họ hàng nhưng hình dáng không giống nhau nhiều. Mũ nấm màu đen, tròn và hơi thon, thân hình trụ dài, không đều.

Bạn có thể thử thưởng thức Nấm mối đen mỗi khi dùng lẩu tại nhà. Nhưng ở nhà hàng sẽ rất khó thấy. Nếu không ăn thử, những người sành ăn quả thực sẽ tiếc hùi hụi. Vị ngon, thơm, dai và ngọt khó tả của loại nấm này sẽ khiến bạn không thể nào quên.

Ăn Nấm Mối Đen giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các khối u ác tính nguy hiểm cho sức khỏe cùng nhiều tác dụng tuyệt vời khác. 

8. Nấm mỡ

Nấm mỡ

Nấm Mỡ gồm 2 loại trắng và nâu. Nằm trong top các loại nấm ăn lẩu tương đối phổ biến. Ở nhiều quốc gia khác họ cũng chế biến được nhiều món ăn ngon. Mũ nấm to tròn, thân ngắn mập mạp. Nấm mỡ tương đối dễ ăn, cục trông to như vậy nhưng thịt nấm khá mềm, phần có vẻ mỏng và lỏng, chúng sẽ cho bạn cảm giác như cắn vào miếng thịt béo ngậy, vị thơm. 

Đây có lẽ là loại nấm dễ nhận biết nhất. Hình dáng khác với nhiều loại nấm khác nhưng lại vô cùng bổ dưỡng. Là một loại nấm cực kỳ giàu protein và có nhiều vitamin, kẽm, axit amin có lợi cho sức khỏe mà cơ thể không tự tổng hợp được.

9. Nấm đùi gà

Nấm Đùi Gà có cái tên này vì bạn thấy đấy, chúng giống hệt như chiếc đùi gà có màu trắng. Ở một số địa phương chúng còn được gọi là Nấm Lục Bình. Vì khi dựng đứng chúng không khác gì một cái bình có nắp.

Nấm đùi gà

Chúng cũng là những loại nấm ăn lẩu khá phổ biến. Nấm Đùi Gà loại nhỏ, thường được dùng để nấu lẩu, được dùng nhiều trong các món lẩu ở Việt Nam bên cạnh Nấm bào ngư, Nấm hương, Nấm mỡ.

Ở nước ngoài, họ thường ăn Nấm Đùi Gà nướng với kích thước to như đùi gà thật. Nếu nướng thì nên cho mỡ hành, bơ / phô mai hoặc một chút sa tế để tạo mùi thơm và đậm đà hương vị

Hàm lượng dinh dưỡng trong Nấm Đùi Gà khá cao. Riêng chất đạm đã gấp 4 – 6 lần so với các loại rau củ khác. Chưa kể nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất dồi dào khác trong Nấm Đùi Gà. Bạn sẽ thường thấy chúng nhiều hơn trong các món lẩu. Vì chúng cũng như các loại nấm khác sẽ tạo thêm vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao cho món canh

=> Gợi ý 10 cách biến tấu món ngon từ nấm đùi gà cực kì “đưa cơm”.

10. Nấm hoàng đế

Một cái tên không hề xa lạ trong làng ẩm thực của món nấm nướng là Nấm Hoàng Đế. Tuy nhiên, có lẽ ít bạn biết rằng, loại nấm này còn có thể cắt lát mỏng ăn với nước lẩu vô cùng thơm ngon, như những lát chả ngọt thấm vào đầu lưỡi.

Nấm hoàng đế

Khi chế biến Nấm hoàng đế và các món ăn khác, bạn cũng sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà của loại nấm này. Đặc biệt đối với những người ăn chay, loại nấm này hoàn toàn có thể thay thế chả, lạp xưởng trong các món lẩu nếu thích vì thân của chúng gần như đùi gà.

Là một loại nấm cũng vô cùng bổ dưỡng với các loại vitamin B, A, C, E, … và các chất dinh dưỡng đa lượng với các khoáng chất cực tốt cho cơ thể hấp thụ như Selen, Canxi, Sắt, Kẽm, … và Ergothioneine (một chất chống oxy hóa bảo vệ các bộ phận cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do và các chất chống oxy hóa khác). 

11. Nấm ngọc tẩm (Nấm vị cua)

Loại nấm cuối cùng mà chuyên mục Nấm các loại đề cập đến là nấm ngọc tẩm. Một số nơi còn gọi là nấm linh chi nâu tươi hay linh chi trắng tươi. Nghe có vẻ nhiều loại nhưng thực chất chúng cùng một loại.

Nấm ngọc tẩm (Nấm vị cua)

Sở dĩ chúng có cái tên nấm vị cua là vì chúng có vị đặc trưng giống như ghẹ. Có người cho rằng giống như vị hải sản. Cảm giác chúng mang lại cho người ăn là vị rất thơm và vị rất ngon và bổ dưỡng cực kỳ.

Bạn sẽ hiếm khi thấy loại nấm này trong các món ăn bình thường. Nhưng ăn lẩu thì chắc chắn sẽ thấy nhiều hơn. Có thể ít người để ý vì loại thường dùng để ăn lẩu thường là Nấm Thái Trắng (khá giống với Nấm Kim châm), các loại nấm nâu ít thấy trong các món lẩu.

Chúng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, ví dụ như Arginine, Lysine và Dextran… rất bổ dưỡng cho não và tốt cho trí nhớ. Công dụng bổ của loại nấm này rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, tương tự như Nấm kim châm (Nấm ích não). Không chỉ vậy, Nấm Ngọc Tẩm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại bệnh xơ gan, bồi bổ cơ thể rất tốt

Phân biệt nấm linh chi và tác dụng của các loại nấm linh chi tốt nhất hiện nay.

Mỗi lần mua bao nhiêu nấm để ăn lẩu là hợp lý?

Nấm khá rẻ và phong phú nên không tốn nhiều chi phí mà lại có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể mua với trọng lượng phù hợp cho thức ăn cá nhân hoặc gia đình hoặc bữa tiệc như:

  • 1 người ăn: Dưới 200g
  • 1-2 người: 200g – 250g
  • 3-4 người: 350g – 500g
  • 5-6 người: 500g – 750g 
  • 7-10 người: 750g -1kg 

Mua các loại nấm nhúng lẩu ở đâu chất lượng nhất tại Hà Nội và TP.HCM?

Nấm ăn hầu hết phổ biến và có thể tìm thấy ở bất cứ đâu từ chợ đến siêu thị. Nhưng bạn nên mua nấm tại các siêu thị lớn hay chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Nông Sản Dũng Hà sẽ đảm bảo hơn.

Nếu bạn ở Hà Nội hoặc TP.HCM (Sài Gòn) có thể đặt mua nấm tươi trực tiếp với cửa hàng Nông Sản Dũng Hà theo hotline 1900896865. Hoặc bạn có thể đặt hàng thông qua website: Nongsandungha.com

Kết luận

Nấm ăn nấm tươi đặc trưng là thực phẩm ít calo nên cực kỳ tốt cho những ai sợ béo, muốn giảm cân, giữ gìn vóc dáng thì việc bổ sung nấm thường xuyên sẽ là lựa chọn tốt nhất. 

Không chỉ vậy, ăn nấm còn giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện hơn so với ăn thịt, vì nấm có thể ăn thay thế hoàn toàn cho thịt. Với hàm lượng dinh dưỡng và chất đạm trong động vật, nấm cũng có, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Dưới đây là TOP 11 các loại nấm ăn lẩu thông dụng mà bạn sẽ thường thấy khi ăn lẩu nhất. Vì vậy, nếu bạn có ý định nấu món lẩu cho gia đình ăn vào dịp cuối tuần, lễ tết hay những món đơn giản như bữa cơm chiều thì hãy lựa chọn các loại nấm trên để chế biến nhé! Điểm mấu chốt là việc tăng cường ăn nấm và thực vật, giảm thịt động vật sẽ giúp gia đình chúng ta khỏe mạnh, giảm bớt nỗi lo bệnh tật 

Hi vọng bài viết này có thể giúp các bà nội trợ có thêm những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn nồi lẩu nấm hợp lý, thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình thêm chất lượng.

Nếu bạn có ý tưởng hay, công thức nấu ăn ngon đừng ngại chia sẻ với Hoaqua.org và mọi người bằng cách comment để học hỏi và bổ sung kiến ​​thức nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *