Mâm ngũ quả Tết 3 miền có gì đặc biệt?

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, trong mỗi gia đình người Việt đều không thể thiếu được những mâm ngũ quả trên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Mâm ngũ quả Tết chính là một nét văn hoá truyền thông của dân tộc Việt Nam. Tuỳ từng vùng miền mà mâm ngũ quả có sự khác biệt. Vậy mâm ngũ quả là gì? Chúng có gì khác biệt giữa 3 miền? Trong không khí những ngày giáp Tết này, hãy cùng Hoaqua.org tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và mâm ngũ quả của 3 miền Bắc, Trung, Nam để biết cách chuẩn bị thật tốt cho Tết 2023 sắp tới nhé!

1. Nguồn gốc, ý nghĩa của mâm ngũ quả Tết

Nguồn gốc

Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu-lan-bồn với hình ảnh trái cây năm màu. 5 màu này tượng trưng cho ngũ thiện căn gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).

Mâm ngũ quả là một mâm gồm 5 loại quả khác nhau, thường được mỗi gia đình chuẩn bị để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết Nguyên Đán. Thông qua tên gọi của 5 loại quả này, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong ước khác nhau cho năm mới.

mam-ngu-qua-tet-1

Tham khảo thêm: Độc đáo những món bánh Tết truyền thống 3 miền

Ý nghĩa 

Người phương Đông thường tin vào thuyết Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Thoả, Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại. Vì thế mà 5 loại quả sẽ tượng trưng cho sự đầy đủ và thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Ngũ là biểu tượng cho sự sống. Ngũ quả thể hiện cho sự đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng để thờ cúng. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm của người xưa là ngũ hành ứng với mệnh con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển. Quả là biểu tượng của sự sung tức với hình tượng mỗi quả là vũ trụ. Bên trong có hạt tượng trưng cho sao, mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.

Dù cho mỗi miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả Tết khác nhau nhưng đều mang chung 1 ý nghĩa khi đặt lên bàn thờ chính là thể hiện lòng biết ơn, bày tỏ lòng thành kính, nhớ đến cội nguồn tổ tiên. Thông qua các loại trái cây trong mâm ngũ quả, gia chủ thể hiện những mong ước về những điều tốt đẹp, bình an và mau mắn đến với gia đình. Ngoài ra, mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán còn tượng trưng cho sự hoà hợp của đất trời, của âm dương vạn vật hoà hợp sinh sôi nảy nở.

2. Mâm ngũ quả Tết 3 miền

Do điều kiện địa lý tự nhiên và phong tục tập quán mà 3 miền của Việt Nam có sự khác biệt và thay đổi theo vùng miền về cách bày trí mâm ngũ quả Tết. Giữa 3 miền có sự khác nhau về các loại quả và hình thức xếp. Nhưng nhìn chung mâm ngũ quả ngày Tết là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây cùng ý nguyện cầu hoà, an, đủ mà người dân Việt gửi gắm

Mâm ngũ quả Tết miền Bắc

Theo quan niệm của người miền Bắc, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau, tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim – Mộc – Thuỷ – Thoả – Thổ. Điều này tượng trưng cho mong ước ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khoẻ mạnh, bình yên. Dựa trên niềm tin đó người dân miền Bắc bày mâm ngũ quả Tết theo thuyết ngũ hành trong văn hoá phương Đông là vạn vật dung hoà cùng trời đất. Họ phối 5 loại quả theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thuỷ màu đen, Hoả màu đỏ, Thổ màu vàng. 5 màu sắc trên tượng trưng cho sự may mắn, gửi gắm ước mong có cuộc sống yên bình, êm ấm. Cách bày trí, sắp xếp từng loại quả xen kẽ nhau rất đẹp mắt, hợp phong thuỷ ngày Tết.

Các loại quả thường có trong mâm ngũ quả Tết miền Bắc gồm:

  • Nải chuối: Đặt ở chính giữa thể hiện sự che chở của trời, Phật cho con người. Màu xanh của trái chuối tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở, đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc tới gia chủ
  • Bưởi hoặc phật thủ đặt bên trên nải chuối: Phật thủ có hình dạng đặc biệt như bàn tay Phật che chở bảo vệ gia đình. Bưởi căng tròn hứa hẹn một năm may mắn, viên mãn, đủ đầy  trong cuộc sống
  • Quýt hoặc quất được dắt giữa các khe của những trái chuối: Mang ý nghĩa cầu sung túc, thành đạt, ăn nên làm ra.
  • , lựu, táo được bày xung quanh: Lê có vị ngọt thanh, ngụ ý mọi việc trơn tru, suôn sẻ. Lựu có nhiều hạt tượng trưng cho con cháy đầy đàn. Táo thể hiện sự phú quý, giàu sang.

mam-ngu-qua-tet-mien-bac

Tham khảo thêm: Chuyên mục Tết: Món ăn Tết miền Bắc đậm đà hương vị xưa

Mâm ngũ quả Tết miền Trung

Mâm ngũ quả Tết miền Trung là sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam. Người miền Trung khá đơn giản trong việc bày mâm ngũ quả. Đối với họ, việc chưng mâm ngũ quả đơn giản, không câu nệ hình thức, chủ yếu là cây nhà lá vườn, có gì lễ đấy và thành tâm là được. Cách bày trí cũng khá đơn giản, theo hình thức quả to và nặng thì đặt ở dưới, tiếp đến những quả có trọng lượng nhỏ hơn thì đặt bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống.

Những loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả của người Trung Bộ gồm:

  • Nải chuối: Mang ý nghĩa bao bọc, chở che
  • Quả trứng gà: Có hình trái đào tiên tức là lộc trời cho
  • Quả sung: Gắn với hình ảnh sung túc, đủ đầy về sức khoẻ hay tiền bạc
  • Đu đủ: Mang đến sự thịnh vượng
  • Thanh long: Ý nghĩa rồng mây gặp hội
  • Xoài: Cầu mong quanh năm cho tiêu xài không thiếu thốn

mam-ngu-qua-tet-mien-trung

Tham khảo thêm: Chuyên mục Tết phần 2: Mâm cỗ Tết của người miền Trung có gì?

Mâm ngũ quả Tết miền Nam

Mâm ngũ quả Tết miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. Mâm ngũ quả của người dân nơi đây thường bao gồm mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Những quả này đọc lái đi sẽ thành cầu, vừa, đủ, xài, sung, thể hiện mong ước vừa đủ cho sự đủ đầy sung túc. Cũng theo cách đọc này mà người Nam Bộ không dùng chuối hoặc cam quýt để bày như người miền Bắc. Bởi từ chuối có phát âm gần giống “chúi” ( nghĩa là không ngẩng đầu lên được, làm ăn không may mắn), cam quýt thì có câu “quýt làm cam chịu”. Họ cũng không bày lê vì lê là lê lết, dễ thất bại, khó thành công.

Cách bày trí đơn giản là chọn những trái lớn đặt lên trước để làm trụ chính. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên, sắp xếp sao cho mâm ngũ quả có hình thù như một ngọn tháp.

  • Dưa hấu: Một cặp dưa hấu đỏ ở 2 bên mâm ngũ quả là điểm đặc biệt nhất của mâm ngũ quả miền Nam. Phía trên quả dưa hấu thường được dán chữ “phúc” và “lộc” với quan niệm đem lại những điều may mắn phúc đức và tài lộc cho gia đình
  • Dừa: Tượng trưng cho con cái đủ đầy. Dừa là loại cây tinh khiết, cất giữ tinh hoa đtấ trời nên nó cũng thể hiện mong ước năm mới tài lộc, sức khoẻ vừa đủ
  • Sung: Thể hiện mong muốn sự sung túc, tròn đầy về sức khoẻ và tiền bạc
  • Mãng cầu: Cầu chúc mọi sự được như ý, làm ăn suôn sẻ, sức khoẻ dồi dào

mam-ngu-qua-tet-mien-nam

Tham khảo thêm: Chuyên mục Tết phần 3: Đặc sắc những món ăn Tết miền Nam

3. Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả Tết 

Cách chọn mua trái cây bày mâm ngũ quả Tết: Bạn nên chọn những quả có độ chín vừa, không được chín quá. Nếu chọn quả đã chín thì thời gian trưng bày sẽ không được lâu. Ngoài ra, sức nóng của nhang khi thắp sẽ khiến chúng nhanh bị hỏng hơn. Chọn quả tươi, không thâm hoặc bị dập để cúng. Quả còn cuống thì càng tốt.

Cần tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng,… trên mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi theo quan niệm của người xưa không nên để những gì quá nặng mùi hay sắc nhọn lên bàn thờ vì đây là nơi rất thiêng liêng.

Nhiều người có thói quen rửa sạch trái cây trước khi bày lên mâm. Tuy nhiên, nếu như sau khi rửa, quả còn ướt sẽ khiến chúng nhanh bị hư hỏng. Vì thế, sau khi mua về, bạn có thể dùng khăn lau nhẹ hết lớp bụi bẩn bên ngoài là được.

4. Lời kết 

Ngày nay trái cây ngày càng phong phú, vì thế mà mâm ngũ quả theo đó cũng có nhiều loại hơn. Thế nhưng, tên gọi thì vẫn không thay đổi, vẫn là “ngũ quả”. Mâm ngũ quả Tết vẫn luôn tạo cho không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp, rực rỡ. Nó thể hiện sinh động cho những ý tưởng, triết lý, tính ngưỡng, thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là cách tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao năm tháng, nét đẹp truyền thống này vẫn luôn được những người con đất Việt gìn giữ và phát huy qua từng thế hệ hôm nay và mai sau.