Chuyên mục Tết phần 3: Đặc sắc những món ăn Tết miền Nam

Ngày Tết Nguyên Đán ở mỗi vùng miền sẽ có những nét phong tục, văn hóa đón năm mới riêng. Điểm chung của các vùng miền đều là chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất với những món ngon ngày Tết. Rất nhiều những món ăn hấp dẫn được bày trí bắt mắt, hội tụ bao nhiêu tinh hoa ẩm thực trong mâm cơm Tết những ngày sum vầy đầu năm. Nếu Tết miền Bắc có bánh chưng, dưa hành, Tết miền Trung có thịt ngâm mắm thì các tỉnh miền Nam không thế thiếu món gì? Hãy cùng Hoaqua.org đi tìm hiểu về những món ăn Tết miền Nam đặc trưng trong bài viết dưới đây nhé!

1. Món ăn Tết miền Nam có gì đặc biệt?

Nam Bộ và là vùng đất hình thành từ sự du nhập và pha trộn. Trải qua nhiều năm tháng, bên cạnh những phong tục quen thuộc, người dân nơi đây đã có những nét văn hóa ẩm thực riêng. Điều đó không chỉ thể hiện qua những món ăn thường ngày mà còn rõ nét trong những món ăn không thể thiếu của họ trong dịp Tết Nguên Đán. Trong 2 số trước, chúng ta đã tìm hiểu về món ăn Tết miền Bắc và miền Trung, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn món ăn Tết miền Nam để hoàn thiện bức tranh ẩm thực Tết ba miền Việt Nam. Hãy cùng theo dõi nhé!

1.1. Bánh tét

Nếu ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng thì miền Nam có món bánh tét với hình trụ dài, nguyên liệu cơ bản là giống bánh chưng. Bánh tét miền Nam có 2 loại nhân chính là nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn thì ngoài đậu và thịt, nhiều gia đình còn gói với trứng muối, lạp xưởng cho ra nhiều vị khác nhau. Trong khi đó, nhân ngọt phổ biến thường là đậu đỏ, đậu xanh, chuối. Trong ngày Tết, mỗi gia đình miền Nam không thể thiếu được những đòn bánh tét để dâng kính tổ tiên.

Đây là món ăn gửi gắm nhiều giá trị tinh thần và hi vọng của người miền Nam về một năm mới ấm no, sung túc. Bánh được bọc qua nhiều lớp lá như hình tượng một người mẹ bao bọc lấy con cái. Người ta ăn bánh tét như một cách để nghĩ về mẹ, như chị em cùng một mẹ sinh ra mà đùm bọc lẫn nhau. Bánh tét xanh, nhân nhụy vàng gợi lên cuộc sống an cư, lạc nghiệp.

mon-an-tet-mien-nam-1

Tham khảo thêm: Xuân đậm vị với những đồ ăn vặt Tết thơm ngon dưới đây

1.2 Thịt kho tàu

Trong vô số các món ăn Tết miền Nam thì món ăn truyền thống nổi tiếng nhất có lẽ là thịt kho tàu. Nếu mâm cơm Tết miền Trung có thịt ngâm nước mắm thì người miền Nam không thể thiếu được thịt kho tàu. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét thì người dân nơi đây thường chuẩn bị một nồi thịt kho tàu. Món ăn này được ăn nhiều vào dịp Tết một phần vì sự tiện lợi, có thể làm sẵn và để được khá lâu. Thịt kho tàu thường được ăn kèm với dưa giá để tránh độ ngấy của thịt. Hột vịt khi chế biến không cắt ra mà để nguyên cả quả ngụ ý cho một năm mới trọn vẹn và đầy đủ. Vị mặn của thịt, ngọt bùi béo của trứng, nước dừa kết hợp với vị chua của dưa cải đã tạo nên hương vị quyến rĩ riêng của ngày Tết.

Tương tự như bánh chưng, bánh tét, thịt kho hột vịt cũng mang ý nghĩa tượng trưng với hình vuông, hình tròn tượng trưng cho đất trời, cha mẹ. Món ăn còn có ý nghĩa trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý.

1.3. Lạp xưởng

Lạp xưởng là một món ăn Tết miền Nam phổ biến, người dân thường tự làm vào ngày Tết để ăn hoặc đãi khách đến chơi nhà như một món quà đầu năm đầy ý nghĩa. Nếu như Tết miền Bắc luôn có món giò lụa thì ở miền Nam mâm cơm ngày Tết phải có món lạp xưởng. Lạp xưởng còn là món đặc sản vùng miền làm quà nổi tiếng.

Theo quan niệm Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Lạp xưởng bên cạnh màu đỏ, theo quan niệm của người dân miền Nam nó có kiểu dáng giống với một xâu bao tiền đỏ về mặt hình dáng. Chính vì thế lạp xưởng tượng trưng cho sự mong cầu một năm may mắn, giàu sang.

1.4. Củ kiệu trộn tôm khô

Văn hóa ẩm thực Việt Nam vẫn luôn phong phú, đa dạng với sự khác biệt giữa các vùng miền. Nếu mâm cơm truyền thông ngày Tết Bắc Bộ luôn có dưa hành thì người miền Nam lại không thể thiếu hũ củ kiệu chua chua ngọt ngọt. Điều đặc biệt ở miền Nam khác biệt hoàn toàn với miền Trung chính là củ kiệu không ăn cùng bánh tét mà thường ăn kèm tôm khô. Tôm khô củ kiệu mang ý nghĩa tiền bạc đầy nhà và sự thăng quan tiến chức.

Món củ kiệu trộn tôm khô đạt đến “đỉnh cao” công hiệu vào những ngày Tết khi nó giúp giải ngán cho những món ngon nhiều tinh bột, dầu mỡ trên mâm cỗ. Vị đậm đà của tôm kết hợp với vị chua giòn của củ kiệu làm người ăn càng nhai càng cảm thấy bùi. Vì thế đây là món ăn Tết miền Nam được người dân nơi đây rất yêu thích.

mon-an-tet-mien-nam-2

Tham khảo thêm: Món ăn đặc trưng của người Hoa trong dịp Tết ở Việt Nam

1.5. Chả giò

Món chả giò với ý nghĩa mong ước cả năm được ấm no, nhiều sức khỏe là món ăn thơm ngon không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người miền Nam. Từng cuốn chả giò giòn rụm, kết hợp với nhân thịt, tôm và các loại rau củ vô cùng hấp dẫn. Món ăn này mang ý nghĩa đồng điệu, chia ngọt sẻ bùi. Nguyên liệu của món chả giò truyền thống thường gồm thịt lợn xay, tôm, nấm hương, cà rốt,…Món ăn này có thể ăn kèm với bún, các loại rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt.

1.6. Canh khổ qua nhồi thịt

Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn quen thuộc thường ngày. Nó cũng được người dân nơi đây ăn trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Theo quan niệm của người miền Nam, canh khổ qua là món ăn giúp xua đi những khó khăn, khổ cực của năm cũ để chào đón một năm mới tốt lành, thuận lợi. Một món ăn dân dã nhưng chứa đựng tình người, sự chia sẻ và mong ước một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Món canh này được chế biến khá đơn giản với khổ qua nguyên trái, làm sạch ruột rồi nhồi nhân thịt, nấm mèo vào. Nước canh thanh mát, có vị ngọt, đắng nhẹ mang đến một hương vị ngon lạ miệng trên mâm cỗ của người miền Nam. Ngoài ra, đây cũng là món canh giúp chống ngán hiệu quả, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, tránh đầy bụng và khó tiêu cho những ngày Tết ăn quá nhiều món ăn khác nhau.

mon-an-tet-mien-nam-3

Tham khảo thêm: Những nguyên liệu không thể thiếu cho mâm cơm ngày Tết

1.7. Xôi vò

Xôi vò là món ăn mang vị ngọt và thơm nhẹ, ăn dẻo và ngậy. Món ăn này cũng có cách chế biến khá đơn giản, mang hương vị truyền thống của món ăn Tết miền Nam từ lâu đời. Nói đến ẩm thực Nam Bộ thì không thể không nhắc đến xôi vò trứ danh, món ăn có sự hòa quyện giữa cái dẻo thơm của xôi nếp, cái ngọt bùi của đậu xanh và chút ngậy của nước cốt dừa.

Cái đặc trưng nổi bật của món xôi này chính là những hạt xôi rời rạc, không dính vào nhau như những món xôi thông thường khác. Thế nhưng nó vẫn mang vị dẻo của nếp. Một khi đã ă rồi thì bạn khó có thể quên được hương vị đặc biệt của nó. Trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, đĩa xôi vàng óng thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với tổ tiên, mong ước năm cũ qua đi và chào đón một năm mới bình an, may mắn.

2. Lời kết 

Ngày nay, tuy theo sở thích của mỗi gia đình mà mâm cơm ngày Tết sẽ có thêm những món ăn khác. Cho dù đi xa đến đâu thì mâm cơm ngày Tết vẫn luôn mang ý nghãi thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người con đất Việt. Các món ăn Tết miền Nam luôn phong phú, đa dạng nhưng hy vọng với bài viết trên chúng tôi đã mang lại một chút hương vị Tết miền Nam tới bạn đọc. Và cũng hy vọng qua đây, bạn sẽ có thêm những gợi ý mới cho mâm cơm Tết gia đình thêm đặc sắc hơn nhé! Chúc bạn và gia đình một năm mới vui vẻ và hạnh phúc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *