Trung Thu ăn gì? Những món đặc trưng tết Trung thu của người Việt

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Nhắc đến Trung thu là nhắc đến những món ăn đặc trưng không thể nào thiếu nếu muốn có một ngày lễ trọn vẹn và vui vẻ. Vậy Trung thu ăn gì và ý nghĩa của từng món ăn sao? Mời bạn cùng Hoaqua.org điểm qua những món ăn nên có trên bàn an ngày tết Trung thu nhé!

1. Trung thu ăn gì? Những món ăn đặc trưng của ngày Tết Trung Thu

Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, bày trí mâm ngũ quả, cùng nhau phá cỗ mà còn là để cùng quây quần bên bàn ăn thưởng thức những món ăn ngon, đặc trưng. Nhắc đến ẩm thực tết Trung thu nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh nướng, bánh dẻo. Tuy nhiên, ngày tết đoàn viên của người Việt không chỉ có bánh trung thu mà còn rất nhiều món ăn đặc trưng và hấp dẫn khác.

Tuổi thơ của bất kỳ ai có lẽ cùng từng được trải qua những lần rước đèn, hát vang những bài hát về trung thu, xem múa lân, phá mâm cỗ đầy ắp hoa quà và món ăn ngon. Theo năm tháng, mâm cỗ ngày Tết Trung thu ngày càng đa dạng, nhiều món ăn phong phú hơn. Tuy nhiên mâm cỗ truyền thống vẫn không thể thiếu được những món ăn đặc trưng của ngày tết Trung thu. Vậy đó là những món ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Trung thu nên ăn gì. Hãy cùng chúng tôi đi khám phá ngay những món ăn truyền thống của ngày tết đoàn viên ngay nhé.

1.1. Bánh trung thu – Nét đẹp văn hóa ẩm thực

Món ăn đặc trưng không thể thiếu mà có lẽ ai cũng nhớ đến đầu tiên trong dịp rằm tháng 8 khi được hỏi Trung thu ăn gì chính là bánh trung thu. Từ hình ảnh tròn đầy của vầng trăng, người xưa đã đưa biểu tượng đó vào những chiếc bánh trung thu. Cũng vì thế mà loại bánh này luôn mang ý nghĩa là sự tròn viên của trăng với cảnh quây quần đoàn viên của gia đình, mang theo hương vị ấm áp của của gia đình ngày đoàn viên, gợi nhớ nhiều kỷ niệm ấu thơ.

Vào ngày rằm tháng 8, người Việt Nam thường tặng nhau những chiếc bánh trung thu với ý nghĩa chúc mọi điều trong cuộc sống sẽ được tròn đầy, viên mãn. Chính vì thế mà thứ bánh này là món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày tết Trung thu ở Việt Nam và trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu vào dịp trăng tròn.

Ngày nay, bánh trung thu được biến tấu thành nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có hai loại bánh truyền thống cơ bản nhất là bánh nướng và bánh dẻo. Khác với các loại bánh trung thu phương Tây, bánh ơ nước ta thường có vị ngọt hơn. Cả hai loại nướng và dẻo có dạng hình tròn đường kính khoảng 10cm, ngoài ra còn có loại bánh hình vuông với chiều cao khoảng 4 – 5 cm.

Bánh nướng có lớp vỏ ngoài mềm được nướng chín vàng ươm, thoang thoảng mùi thơm lừng cuốn hút. Được bao bọc bên trong là phần nhân thập cẩm có vị mặn, bùi bùi, hiện nay được biến tấu thêm nhiều loại nhân đa dạng như nhân sữa dừa, nhân đậu xanh, thập cẩm chay,…

Khác với lớp vỏ nâu cánh gián bóng mượt của bánh nướng, bánh trung thu dẻo có vẻ ngoài bắt mắt hơn, màu sắc tươi sáng hơn. Vỏ bánh được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi với đường và nước hoa bưởi, nhân bánh  làm bằng bột sen hay đậu xanh tán nhuyễn – mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Vỏ bánh dẻo, mềm mịn kết hợp hoàn hảo với nhân bánh bùi vị bên trong, xen lẫn chút vị ngọt ngọt, beo béo cùng mùi hương thơm hấp dẫn.

Hình tròn của bánh trung thu tượng trưng cho hình dáng vầng trăng tròn và trắng ngà. Nhân bánh được làm theo hình tròn cũng nói lên sự tròn đầy, viên mãn. Chiếc bánh có cả mặn, cả ngọt tạo nên hương vị đậm đà của cuộc sống. Tết Trung thu mà không thưởng thức bánh trung thu sẽ là một thiếu sót lớn.

trung-thu-an-gi-1

Tham khảo thêm: Những loại bưởi trung thu tạo nên mâm cỗ Trung Thu ý nghĩa 

1.2. Cốm

Câu trả lời hoàn hảo tiếp theo cho câu hỏi tết Trung thu ăn gì đó chính là cốm. Cốm tuy được dùng khá ít ở miền Nam nhưng ở miền Bắc, đây là món ăn đặc trưng nổi tiếng của dịp Trung thu không kém gì bánh trung thu. Hương vị thơm dịu nhẹ, bùi bùi của cốm như kết nối các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn trong ngày tết đoàn viên. Ngoài ra, món ăn này cũng mang ý nghĩa cầu mong một mùa thu hoạch bội thu cho người dân.

Mùa thu hoạch tốt nhất của cốm vào mùa thu nên nó được xem như là món quà mà trời đất ban tặng cho con người vào dịp này. Ngoài việc ăn trực tiếp, cốm được người dân dùng để chế biến thành các món ăn khác nhau với những nguyên liệu, gia vị nấu ăn khá đơn giản. Xôi cốm là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu. Món xôi này được chế biến từ 3 nguyên liệu chính là đậu xanh, cốm non và dừa bào sợi. Hạt xôi cốm nở đều, mềm dẻo, trộn đều với dừa sợi thanh ngọt, beo béo, có thể thêm hạt sen hoặc hạt nếp cẩm, rưới thêm nước cốt dừa đậm vị nữa là tuyệt vời. Cốm kết hợp với các nguyên liệu đã tạo nên một mùi thơm thoang thoảng của đất trời.

Chả cốm cũng là món ăn ngon mà người Hà Nội xưa dùng trong ngày lễ Trung thu. Ngày nay, món chả cốm đã được đơn giản hóa để thành món ăn hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo giữ đúng hương vị của ngày Trung thu.

1.3. Món ăn từ ngó sen

Ngó sen là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của người dân Việt Nam, nhưng có lẽ ít ai biết ngó sen còn mang ý nghĩa đặc biệt trong này tết Trung thu. Nó biểu tượng cho sự cát tường, đoàn viên của gia đình. Vào dịp này, người ta thường dùng ngó sen, hoa quế trộn vào xôi. Mùi thơm của nếp kết hợp với mùi thơm của ngó sen, hoa quế sẽ làm tăng thêm hương vị cho món ăn, khiến cho bữa tiệc đoàn viên trở nên ấm cúng hơn bao giờ hết. Đĩa ngó sen trắng phau, giòn rụm, thấm đều vị sốt gỏi chua chua, ngọt ngọt, xen lẫn chút cây nồng từ ớt rất kích thích vị giác. Món ngó sen xào hấp dẫn, với hương vị thanh ngọt, thơm ngon cũng là gợi ý tuyệt vời cho Trung thu ăn gì.

trung-thu-an-gi-2

Tham khảo thêm: Các món ăn ngon từ củ sen giúp giải nhiệt cho mùa hè

1.4. Gỏi bưởi

Bưởi là một loại quả không thể thiếu trong dịp rằm tháng 8. Ngoài việc làm “nhân vật chính” cho mâm ngũ quả Trung thu, bưởi còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng, thanh mát của ngày lễ đặc biệt này. Sẽ rất tuyệt vời nếu có thêm món khai vị cho bữa ăn gia đình thêm trọn vị. Và các món trộn gỏi từ bưởi sẽ là gợi ý phù hợp. Những múi bưởi mọng nước được tách ra, xé sợi, trộn với tôm sú luộc, thịt ba chỉ thái mỏng và nước trộn gỏi cực kỳ hấp dẫn. Món ăn vừa chua chua ngọt ngọt vừa thơm lừng mùi bưởi kích thích vị giác, khiến bữa tiệc Trung thu đã hấp dẫn nay còn hứng khởi hơn.

Chè bưởi sẽ là món tráng miệng tuyệt vời cho ngày Trung thu. Món chè này cũng gắn liền với không khí đoàn viên của nhiều gia đình Việt từ xa xưa cho đến hiện tại. Mỗi chén chè bưởi là sự hòa trộn mùi thơm thanh dịu của bưởi, vị ngọt ngào, beo béo vừa đủ, ăn ngon miệng mà lại không ngấy.

trung-thu-an-gi-3

Tham khảo thêm: Cách làm chó bưởi bày mâm ngũ quả ngày lễ siêu đẹp và dễ thương

1.5. Chè trôi nước

Chè trôi nước chính là món ăn đầy ý nghĩa chắc chắn không thể bỏ qua trong ngày tết Trung thu. Nó biểu tượng cho tình cảm đoàn viên của gia đình, sự gắn kết sum vầy của các thành viên. Những viên chè trôi nước tròn đều, vỏ ngoài mềm mịn, ngọt nhẹ kết hợp với nước đường ngọt thanh, nước dừa thơm béo và gừng cay nồng tượng trưng cho tình cảm ngọt ngào nồng ấm của gia đình. Bao bọc bên trong là nhân đậu xanh bùi vị, ngập trong chén nước đường ngọt lịm ăn kèm đậu phộng rang. Sau bữa cơm tối, được ngồi cùng những người thân yêu quây quần bến chén chè đoàn viên để cùng nhau đón một mùa trung thu thì còn gì ý nghĩa hơn.

1.6. Canh khoai môn

Khoai môn là loại củ có vị bùi, ngọt hậu, ăn mềm dẻo. Nếu bạn chưa biết Trung thu ăn món canh gì thì canh khoai môn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Món canh này ngày này khá phổ biến vào dịp tết Trung thu nhờ hương vị thơm ngon, dễ chế biến. Theo quan niệm dân gian, ăn khoai môn sẽ giúp diệt trừ tà ma và những cái xấu. Do đó, việc ăn canh khoai môn vào ngày Trung thu mang ý nghĩa xua tan những điều không may mắn, cầu mong mọi thứ tốt đẹp sẽ đến, thuận lợi quanh năm.

Vị canh thanh ngọt, được nêm nếm vừa miệng, ăn với cơm trắng chắc hẳn sẽ vô cùng hợp để gợi lên không khí ấm cúng của gia đình ngày tết đoàn viên. Bạn có thể nấu canh khoai môn cùng với sườn heo, sườn non hay  thịt gà đều rất thơm ngon.

trung-thu-an-gi-4

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu canh đu đủ hầm xương ngon ngọt thanh mát

1.7. Món ốc

Theo truyền thống, món ốc cũng là một món ăn không thể thiếu trong dịp Trung thu. Ngoài mang ý nghĩa đặc biệt, vào thời điểm này, ốc không sinh sản nên ruột rỗng và có nhiều thịt. Ốc hấp hay ốc xào chắc chắn sẽ là món ăn vặt lý tưởng cho gia đình trong dịp Trung. Một đĩa ốc len xào dừa beo béo, đậm vị ngọt, ốc mỡ xào tỏi thơm phức, hay ốc mỡ xào me chua chua ngọt ngọt bắt vị,.. thêm gia vị được cẩn thận gia giảm, mang đến vị ngon đậm đà cho món ăn hấp dẫn. Hoặc chỉ đơn giản như món hấp cũng đủ gợi lên vị ngon của các loại ốc tươi sống một cách tự nhiên nhất, vị ngọt thanh, chất thịt dai giòn, thêm mùi thơm thoang thoảng cuốn hút bất kì ai!

2. Lời kết 

Hy vọng qua các gợi ý trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Trung thu ăn gì ngon và phù hợp nhất. Những món ăn trong ngày tết Trung thu mang ý nghĩa đúng với ý nghĩa của ngày lễ này, đó là sum vầy, tụ họp và tôn vinh thành quả nông nghiệp sau một mùa vụ bội thu. Do đó, mâm cỗ Trung thu luôn phải đảm bảo được vị thanh của rau quả, trái cây, vị béo ngậy của thịt và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của hương lúa – nền văn mình lúa nước của Việt Nam. Nếu bạn chưa biết Trung thu nên ăn gì thì hãy tham khảo bài viết trên nhé.

1 những suy nghĩ trên “Trung Thu ăn gì? Những món đặc trưng tết Trung thu của người Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *