Dị ứng trái cây: Tất tần tật những thông tin bạn cần biết

Trái cây là nguồn dưỡng chất dồi dào đối với con người. Tuy nhiên, không phải cơ thể ai cũng phù hợp với tất cả các loại trái cây. Có những người không thể ăn được một vài loại quả do bị dị ứng. Dị ứng trái cây tuy không phải là tình trạng phổ biến nhưng vẫn cần được lưu ý vì chúng cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy dị ứng trái cây là gì? Triệu chứng và tác hại của nó thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dị ứng trái cây.

1. Những thông tin cần biết về dị ứng trái cây

Dị ứng trái cây là gì?

Dị ứng là phản ứng cảnh báo của hệ thống miễn dịch khi một chất tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể. Những chất này được gọi là chất gây dị ứng và có thể bao gồm thực phẩm, phấn hoa, bụi và các chất hóa học. Dị ứng trái cây là phản ứng của cơ thể đối với các chất có trong trái cây. Các dấu hiệu có ở dị ứng trái cây thường liên quan đến hội chứng dị ứng miệng (OAS). Chúng còn có dạng khác là dị ứng phấn hoa, dị ứng thức ăn. Ở những người mắc chứng dị ứng này, một nguyên nhân có thể là do sự hiện diện của một loại protein thực vật được tìm thấy trong trái cây là prophylin. Protein này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào thựuc vật. OAS sẽ xảy ra theo phản ứng chéo khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận thấy sự giống nhau giữa phấn hoa và các protein có trong trái cây.Vì thế mà nhiều người gặp tình trạng dị ứng khi ăn trái cây.

Một số loại phấn hoa và trái cây liên quan với nhau, có thể kích hoạt hội chứng dị ứng miệng có thể kể đến như:

  • Phấn hoa bạch dương: mơ, táo, cherry, kiwi, , đào và mận.
  • Phấn hoa cỏ: cam, dưa
  • Phấn hoa Ragweed: chuối, dưa
  • Phấn hoa ngải cứu: đào

di-ung-trai-cay-1

Tham khảo thêm: Ăn những loại trái cây này sẽ giúp bạn thổi bay bệnh hen suyễn

Dấu hiệu của dị ứng trái cây

Dị ứng trái cây có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. Các dấu hiệu dị ứng trái cây thường gặp như sau:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Bị tiêu chảy
  • Ngứa ran trong miệng
  • Sưng lưỡi, môi và cổ họng
  • Phát ban, ngứa trên da
  • Hắt hơi, nghẹt mũi
  • Cảm giác lâng lâng

Một số trường hợp có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ:

  • Co thắt đường thở
  • Sưng họng
  • Chóng mặt
  • Mạch đập nhanh
  • Mất ý thức
  • Huyết áp thấp
  • Sốc phản vệ

Khắc phục và ngăn ngừa dị ứng trái cây

Trước khi đưa ra biện pháp xử lý và phòng ngừa thì trước hết bạn cần phải xác định xem các triệu chứng mình gặp phải có phải là dị ứng hay không. Để tìm ra bệnh thì đương nhiên bạn cần đến khám bác sĩ để làm các xét nghiệm dị ứng là cách tốt nhất.

Nếu kết quả bạn thực sự được chẩn đoán mắc chứng dị ứng trái cây thì hãy bắt đầu tránh xa những thực phẩm, đồ uống có chứa trái cây kích thích, bao gồm cả các sản phẩm làm đẹp sử dụng các loại quả này làm thành phần như soi môi.

Và khi đi mua thực phẩm, bạn hãy nhớ đọc thành phần nguyên liệu để tránh không mua phải đồ chứa trái cây mình bị dị ứng nhé.

2. Các loại trái cây gây dị ứng nên chú ý 

Tình trạng dị ứng thực phẩm đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nhiều người. Vì vậy, nếu bạn là người dễ bị dị ứng thì cần hết sức cẩn trọng với những loại quả dưới đây.

Quả bơ

Chắc hẳn sẽ nhiều người ngạc nhiên khi nằm trong danh sách những loại quả dễ bị dị ứng trái cây. Dị ứng bơ thường liên quan đến dị ứng thành phần latex. Điều này là do các protein được tìm thấy trong bơ có cấu trúc tương tự như các protein có trong mủ cao su tự nhiên. Cũng vì thế mà những người bị dị ứng với nhựa cao su thường có nguy cơ cao bị dị ứng với bơ.

Khi bị dị với loại trái cây này, bạn sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tay chân, sưng niêm mạc như môi, lưỡi, nghẹt mũi, khó thở, phát ban, đau bụng, tiêu chảy,… Ngoài ra, nếu bạn có phản ứng xấu với bơ thì rất có thể bạn cũng dị ứng với khoai tây, cà chua, đu đủ, chuối, hạt dẻ,… Bởi những thực phẩm này cũng có một lượng latex tương tự như bơ.

di-ung-trai-cay-2

Tham khảo thêm: Sầu riêng kỵ gì? Bật mí những thực phẩm không nên kết hợp với sầu riêng

Xoài

Xoài là loại trái cây nhiệt đới rất được yêu thích nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi ăn xoài. Tuy dị ứng xoài tương đối hiếm gặp nhưng không phải vì thế mà coi nhẹ nó. Tương tự như tình trạng dị ứng bơ, dị ứng xoài cũng liên quan đến tình trạng dị ứng với latex. Trong xoài còn chứa một loạt các chất khác có thể gây ra tình trạng phản ứng chéo với những người bị dị ứng với những thực phẩm như táo, lê, rau thì là, hạt điều, cần tây. Những người dị ứng với xoài thì trong máu thường có sự hiện diện của một hỗn hợp dầu của các hợp chất hữu cơ có khả năng gây dị ứng khá cao là urushiol.

Chuối

Dị ứng chuối là tình trạng dị ứng với các protein nhất định có trong chuối có tên gọi là chitinase. Nó thường liên quan tới dị ứng mủ. Điều này là do một số protein được tìm thấy trong mủ cao su có thể gây dị ứng và chúng tương tự như protein trong chuối. Chitinase thường kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng, gây ra các biểu hiện ban đầu sau khi ăn chuối có thể là ho, hắt hơi, thở khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Nếu nặng hơn thì có thể gây đau nhức đầu, đau nửa đầu, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn. Trong một số trường hợp còn gặp các triệu chứng chuột rút ở bụng, tim đập nhanh,…

Dị ứng với chuối tuy hiếm gặp nhưng đối với người bị dị ứng với các chất chứa protein tương tự chuối sẽ có nguy cơ bị cao hơn.

di-ung-trai-cay-3

Tham khảo thêm: Chuối xanh có tác dụng gì? Những món ăn ngon từ chuối xanh

Đào, mơ, mận

Các hợp chất trong đào, mơ, mận có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người ngay sau khi họ ăn. Phản ứng xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các thành phần trong những loại quả này có hại và phản ứng quá mức với các thành phần này. Phản ứng này dẫn đến việc cơ thể giải phóng một số chất như histamin, có thể gây ra các triệu chứng dị ứng trái cây. Thông thường các triệu chứng chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa, nhưng ở một số trường hợp sẽ có triệu chứng ở toàn thân và có thể ảnh hưởng tới các cơ quan và mô khác của cơ thể.

Trái cây sấy khô

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng trái cây khô là do sulfites, một hoạt chất được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Nếu bạn hay bị dị ứng hoặc có cơ địa nhạy cảm với sulfites thì nên hạn chế tiêu thụ trái cây và rau khô, trái cây đóng hộp, trái cây đông lạnh cũng như loại gia vị khác. Và tất nhiên, nếu bạn dị ứng với loại trái cây tươi nào thì nhất định không nên ăn trái cây khô của nó.

di-ung-trai-cay-4

Tham khảo thêm: Top 5 loại trái cây sấy giàu dinh dưỡng khiến bạn mê mẩn

Dừa và nước dừa

Dừa là trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, nó có thể gây nguy hiểm cho người bị dị ứng. Nguyên nhân là do các dưỡng chất có trong dừa như vitamin D, canxi có thể kích thích tới quá trình dị ứng cơ thể. Các triệu chứng cũng tương tự như các dị ứng trái cây khác, bao gồm buồn nôn, nôn mửa, mẩn ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, phát ban.

Dứa

Phản ứng với dứa được kích hoạt khi bạn chỉ ăn một lượng nhỏ hoặc uống nước ép dứa, thậm chí bạn cũng có thể bị dị ứng khi chạm vào loại quả này. Những người bị dị ứng với dứa cũng dễ bị dị ứng với chuối, được gọi là hội chứng dị ứng phấn hoa. Ăn dứa sống có thể dẫn đến các triệu chứng ở miệng hoặc cổ họng được gọi là dị ứng miệng. Dứa chứa một loại enzyme protease có tên gọi là bromelain có thể gây kích ứng da hoặc môi.

Các biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện ngay sau khi bạn tiếp xúc với quả dứa hoặc sau đó vài tiếng. Ngứa ran và nổi mề đay là triệu chứng đầu tiên của dị ứng dứa. Đồng thời, bạn có thể bị phát ban ở nhiều nơi trên khắp cơ thể. Các triệu chứng khác như đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, mặt đỏ bừng, tắc nghẽn xoang, chóng mặt, ngất xỉu, sốc phản vệ,…

Sầu riêng

Dị ứng sầu riêng không phải là một phản ứng tức thời mà nó được tích tụ trong một thời gian. Có thể trong những lần ăn sầu riêng trước đâu, cơ thể bạn đã có phản ứng nhẹ đến mức hầu như bạn không nhận ra. Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể bạn đã tiếp xúc nhiều lần với cùng một chất gây dị ứng trong sầu riêng, bạn sẽ trở nên mẫn cảm và phản ứng ngay khi tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng sầu riêng.

Nguyên nhân chính gây dị ứng là do hàm lượng lưu huỳnh có trong sầu riêng. Chất này đã gây ra những phản ứng dị ứng với sầu riêng. Các thành phần khác của sầu riêng lại gần như không thể kích hoạt cơ chế phòng vệ của cơ thể. Do đó, nếu bạn có những biểu hiện dị ứng lưu huỳnh thì bạn cũng có nguy cơ dị ứng sầu riêng.

Tham khảo thêm: Sầu riêng làm món gì ngon? 5 món ăn từ sầu riêng đủ khiến bạn mê mệt

3. Lời kết 

Trên đây là những thông tin về dị ứng trái cây cùng với những loại trái cây gây dị ứng mà bạn nên biết. Hiểu rõ được về loại dị ứng này sẽ giúp bạn biết được cơ thể mình không hợp với loại quả nào để không tiêu thụ và tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và gia đình. Không chỉ trái cây tươi mà bạn hãy nhớ tránh xa cả những thực phẩm có thành phần trái cây mà mình bị dị ứng nhé!

Nếu bạn quan tâm tới vấn đề sức khỏe khi ăn trái cây, các loại trái cây thơm ngon và những món ăn từ chúng thì hãy theo dõi chúng tôi để đón nhận nhiều bài đọc bổ ích hơn trong tương lai nhé!