Sự khác nhau giữa nước ép và sinh tố – Cái nào tốt hơn?

Nước ép và sinh tố là những thức uống từ trái cây được rất nhiều người yêu thích và sử dụng. Có người thích uống nước ép, có người lại thích uống sinh tố hơn. Cả nước ép và sinh tố đều cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chắc hẳn bạn đã từng phân vân không biết nên lựa chọn loại nào để sử dụng. Vậy sự khác nhau giữa hai loại này là gì? Uống cái nào tốt cho sức khỏe hơn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn và biết cơ thể mình đang cần bổ sung loại nào. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

1. Nước ép và sinh tố khác gì nhau?

1.1. Giá trị dinh dưỡng 

Điểm khác biệt lớn nhất ở hai loại nước trái cây này nằm ở giá trị dinh dưỡng. Nếu như nước ép là một giải pháp thay thế tốt cho những người không muốn ăn rau quả trực tiếp thì sinh tố lại gần như giữ lại được những chất dinh dưỡng ban đầu từ các loại trái cây.

Chất xơ 

Về cơ bản, ép là quá trình chiết xuất nước và chất dinh dưỡng từ trái cây và loại bỏ các chất xơ khó tiêu hóa. Còn sinh tố là quá trình xay trái cây. Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa nước ép và sinh tố về thành phẩm. Nước ép trái cây chứa rất ít hoặc không chứa chất xơ. Cụ thể với nước ép trái cây, sau khi ép đã loại bỏ tất cả các chất xơ, chỉ để lại nước của trái cây. Trong khi đó với sinh tố, lượng chất xơ vẫn còn giữ lại được giúp người uống cảm thấy no lâu, tiêu hóa tốt, đặc biệt phù hợp với người giảm cân.

nuoc-ep-va-sinh-to-1

Tham khảo thêm: Top những loại nước ép trái cây giảm cân lành mạnh cho chị em phụ nữ

Lượng vitamin và chất dinh dưỡng

Lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong nước ép sẽ đậm đặc hơn. Những chất này do được cô đặc nên sẽ dễ hấp thu hơn so với sinh tố. Điều này là do phần lớn các vitamin và khoáng chất trong trái cây đều có trong nước ép chứ không phải phần thịt quả. Và khi ép nước thì các chất cặn bã, chất xơ đã được loại bỏ hết, chỉ còn giữ lại vitamin và khoáng chất. Còn đối với sinh tố thì các vitamin và khoáng chất chỉ hấp thu được một phần vào trong cơ thể, chứ không hấp thu được toàn bộ như nước ép.

Chất chống oxy hóa 

Cả nước ép và sinh tố đều chứa chất chống oxy hóa. Theo một nghiên cứu vào năm 2012, các nhà khoa học đã phát hiện rằng sinh tố có nồng độ chất chống oxy hóa có khả năng phòng chống ung thư tên là phytochemical cao hơn so với nước ép trái cây. Nguyên nhân là do hợp chất này chủ yếu có trong màng xơ của trái cây. Khi ép nước đã loại bỏ chất xơ cũng đồng nghĩa với việc đã loại bỏ bớt chất phytochemical.

nuoc-ep-va-sinh-to-2

Tham khảo thêm: Có nên uống sinh tố trái cây mỗi ngày hay hay không?

1.2. Khả năng phòng chống ung thư 

Nhiều người thường nghĩ do nước ép trái cây chứa rất ít chất xơ nên sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng một loại carotenoid có lợi là beta-carotene hấp thu được từ nước ép trái cây làm tăng nồng độ beta-carotene trong máu. Nồng độ beta-carotene trong máu cao đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc ung thư sẽ thấp hơn. Còn chất xơ hòa tan trong sinh tố làm giảm khả năng hấp thu beta-carotene khoảng 30 – 50%. Vì thế nước ép trái cây sẽ mang lại hiệu quả phòng chống ung thư cao hơn so với sinh tố.

Ngoài ra, với những người mắc một số bệnh và tình trạng kém hấp thu thì chê độ ăn ít chấ xơ được khuyến khích. Nên họ sẽ thích hợp uống nước ép hơn. Tuy nhiên nếu tiêu thụ chất xơ dưới mức khuyến nghị có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Vì thế, đối với người bình thường nên tiêu thụ nhiều sinh tố hơn.

1.3. Hàm lượng đường

Cả nước ép và sinh tố đều có thể khiến lượng đường trong máu tăng. Nhưng tác động này của nước ép nhanh hơn và mạnh hơn. Với sinh tố, bạn sẽ hấp thụ một lượng trái cây lớn hơn lượng mà bạn thường ăn khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại, gây cảm giác no lâu. Bã, vỏ và chất xơ cũng làm tăng thể tích đồ uống. Từ đó, giúp bạn hạn chế được tổng lượng calo tiêu thụ. Tuy nhiên với nước ép, bạn có thể tiêu thụ cùng một lượng trái cây nhưng vẫn cảm thấy đối. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy trung bình nước ép chứa  45,5g đường fructose/lít, gần như ngang bằng so với mức trung bình 50g/ lít của nước ngọt có ga.

1.4. Chế biến và hấp thụ 

Điểm khác biệt giữa nước ép và sinh tố cuối cùng là về cách chế biến và hấp thụ. Khi ép nước, bạn cần một lượng lớn trái cây mới được một cốc nước. Thường sử dụng các loại quả mọng, không dùng các loại quả khô như chuối, , dâu tây,… vì chúng không có nước. Trong khi đó, sinh tố thì cần lượng trái cây ít hơn. Ngoài ra khi xay, bạn có thể thêm vào nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như các loại hạt, bột trà xanh, lá bạc hà,… để tăng hương vị và hàm lượng dinh dưỡng của đồ uống.

Về khả năng hấp thu. Nước ép sẽ đi thẳng xuống hệ tiêu hóa mà không cần nhiều thời gian để hấp thu. Chất dinh dưỡng từ nước ép được hấp thu nhanh. Vì thế mà khi cơ thể mệt mỏi, bạn chỉ cần uống một cốc nước ép là sẽ thấy tinh thần khỏe khoắn, sảng khoái nhanh chóng. Còn sinh tố lại cần thời gian để hấp thu chất dinh dưỡng lâu hơn, cơ thể cũng cần thời gian mới có thể tiêu hóa được.

Tham khảo thêm: Vì sao bạn nên hạn chế uống nước ép đóng chai?

2. Nước ép và sinh tố cái nào tốt hơn?

Vậy giữa nước ép và sinh tố cái nào tốt hơn? Sinh tố ở dạng xay nhuyễn nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng của trái cây. Hơn nữa, nó còn có thể kết hợp với các loại chất béo lành mạnh như hạnh nhân, hạt điều… nên giá trị dinh dưỡng sẽ tăng thêm. Sinh tố có khả năng cân bằng dinh dưỡng tốt nên có thể thay thế một bữa ăn hàng ngày. Nhược điểm là hàm lượng dinh dưỡng quá nhiều dễ khiến tăng calo và dẫn đến tăng cân.

Còn nước ép trái cây là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những ai không muốn ăn nhiều rau xanh. Nhược điểm của nó là chỉ giữ lại được vitamin và khoáng chất, loại bỏ chất xơ nên có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Nước ép và sinh tố đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu để lựa chọn thì bạn nên uống sinh tố tahy vì nước ép vì sinh tố giữ lại được chất xơ nên được xem là đầy đủ dinh dưỡng hơn nước ép. Chất xơ này giúp cải thiện chức năng ruột già, chống táo bón, cung cấp năng lượng cho tế bào ruột già, giúp phòng tránh và điều trị táo bón, giảm cholesterol xấu rất tốt.

nuoc-ep-va-sinh-to-3

Tham khảo thêm: 10 công thức làm sinh tố thơm ngon từ 10 loại trái cây bổ dưỡng

3. Kết luận 

Như vậy bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những điểm khác biệt giữa nước ép và sinh tố cũng như lời khuyên nên sử dụng loại nào. Tùy thuộc vào mục tiêu sức khỏe do chính bạn đặt ra, bạn sẽ biết chính xác những gì bạn cần – một ly sinh tố hay một lý nước ép. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn của riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *